Loại rác tại nguồn

Một phần của tài liệu k2500 (Trang 41 - 67)

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Trước khi thực hiện phân loại rác tại nguồn ông/bà dùng dụng cụ là

gì để chứa rác?

Xô/thùng 20%

Túi nilon 41%

Cả 2 39%

Khi thực hiện phân loại rác tại nguồn ông/bà

dùng dụng cụ gì để chứa rác

Xô/thùng 11%

Túi nilon 87%

Cả 2 2%

Như vậy, trước khi và sau khi thực hiện mô hình, người dân đã có thói quen sử dụng túi nilon và thùng đựng rác nên vấn đề sử dụng dụng cụ là túi nilon, và thùng đối với người dân không gây khó khăn, trở ngại gì nhiều. Lí do trong quá trình thực hiện phân loại rác tại nguồn người dân sử dụng túi nilon nhiều hơn xô/thùng là vì sử dụng túi nilon họ sẽ chủ động được vị trí đặt không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ, tiện cho việc đổ rác…

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Thái độ của ông/bà đối với việc tham gia phân

Tích cực phân loại 70%

Bình thường 25%

Không tham gia phân loại 5%

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện thái độ của người dân trong việc tham gia phân loại rác

Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần lớn người dân tích cực tham gia phân loại rác tại nguồn (chiếm 70% trong tổng số dân) và 25% thì bình thường với công việc đó và 5% nhất quyết không tham gia phân loại. Tỷ lệ phân loại và thái độ đối với việc phân loại rác của người dân như thế nào là do nhận thức của họ, để tỷ lệ phân loại cao thì cần tuyên truyền giáo dục để thay đổi nhận thức của họ. Phường Phan Chu Trinh có đặc điểm là dân cư có trình độ dân trí cao nên sự giáo dục là tương đối dễ dàng. Điều này thể hiện ở kết quả điều tra dưới đây.

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Ông/bà đánh giá như thế nào

về hoạt động phân loại rác tại

nguồn

Phân loại rác tiết kiệm được nguồn tài nguyên lớn cho xã hội

Có 73%

Không 17%

Ngưòi dân đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại rác tại nguồn?

84%

Không 16%

Phân loại rác làm mất thời gian

của ông/bà Có

47%

Không 53%

Như vậy, phần lớn người dân đã hiểu được vai trò của mình và tác dụng của mô hình phân loại rác thải tại nguồn, tuy nhiên 47% số dân nói "phân loại rác tại nguồn làm mất thời gian của họ", như vậy để tỷ lệ tham gia phân loại và chất lượng phân loại được cao hơn thì cần hướng dẫn cho ngưòi dân cách

phân loại thuận tiện, dễ dàng và khoa học hơn.

Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh vấn đề nhận thức và thái độ tham gia của người dân đối với việc phân loại rác tại nguồn. Vậy sau khi phân loại rác tại nguồn người dân cảm thấy chất lượng môi trường khu vực sống của họ được thay đổi như thế nào, chúng ta cùng xem kết quả điều tra

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Theo ông/bà, tình trạng môi trường của khu vực

Tốt hơn nhiều 16%

tốt hơn một chút 51%

Vẫn như trước đây 32%

Xấu hơn 0%

Xấu hơn một chút 0%

Xấu hơn nhiều 0%

Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về tình trạng môi trường sau khi phân loại

Như vậy, đa số người dân đánh giá tình trạng môi trường được cải thiện một chút sau khi phân loại, không có ai nói nó xấu đi, điều đó chứng tỏ người dân đã nhìn thấy tác dụng của việc phân loại rác tại nguồn.

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Hiện tại, khu vực ông/bà đang sinh sống

Có 57%

Không 43%

Theo ông/bà nguyên Do bới rác bữa bãi 59% Người dân đổ rác không 32%

nhân gây ô nhiễm ở khu vực sống của ông bà là gì?

đúng nơi quy định

Do các tác nhân khác 9%

Nhiều người cho rằng khu vực họ sinh sống vẫn bị ô nhiễm trong đó sự ô nhiễm phần lớn là do người bới rác bừa bãi, tiếp đó là người dân đổ rác không đúng nơi quy định. Bởi vậy cần phải chấm dứt tình trạng này thì mô hình sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đây chính là điều còn tồn tại của mô hình.

Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện thái độ của người dân đối với việc tiếp tục phân loại rác tại nguồn.

Kết quả trên chứng tỏ dự án đã thành công 84% người dân cho rằng nên tiếp tục phân loại rác tại nguồn này. So với điều tra trước khi thực hiện mô hình 79% người dân cho rằng không nên phân loại rác tại nguồn. Như vậy số người ủng hộ phân loại rác đã tăng lên (từ 21% lên 84%). Đây thực sự là một dấu hiệu tốt để có thể nhân rộng mô hình này trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.2. Điều tra thực tế từ những công nhân thu gom rác

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Theo anh/chị phân loại Làm giảm ô nhiễm môi trường 0% Tiết kiệm tài nguyên rác hữu cơ 0%

rác tại nguồn có tác dụng gì?

Cả 2 phương án trên 100%

Không có tác dụng gì 0%

Như vậy, tất cả cac công nhân thu gom đều được tuyên truyền giáo dục để có những hiểu biết về phân loại rác tại nguồn

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Anh/chị đánh giá như thế nào về việc phân

loại rác tại nguồn

Làm mất thời gian của

anh/chị 8%

Làm cho công việc của

anh/chị nhanh gọn hơn 63%

Vẫn như trước đây 29%

Phân loại rác tại nguồn sẽ làm gảim bớt nặng nhọc cho người lao động hơn, làm giảm các chi phí cho việc giữ gìn sức khoẻ và chữa bệnh nên 63% công nhân cho rằng phân loại rác tại nguồn làm cho công việc của họ nhanh gọn hơn

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Nhân dân và cán bộ quản lý có tạo điều kiện

cho anh/chị hoàn thành

Tạo nhiều điều kiện 100% Có tạo điều kiện chút ít 0%

Không tạo điều kiện 0%

Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện thái độ của công nhân thu gom đối với việc tiếp tục phân loại rác tại nguồn

Như vậy nhân dân thì đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện cho công nhân thu gom rác hoàn thành nhiệm vụ, công nhân thì nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình, cả người dân và công nhân thu gom đều cho rằng nên tiếp tục thực hiện phân loại rác tại nguồn, đó là một thuận lợi và thành công vô cùng lớn của dự án 3R-HN

Trên đây là kết quả điều tra thực tế người dân phường Phan Chu Trinh và công nhân thu gom rác của xí nghiệp MTĐT số 2 làm việc trên địa bàn phường Phan Chu Trinh

Sau 4 năm thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh đã đạt được những kết quả:

Bảng 3.7: Lượng rác thu gom, phân loại tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh (tổng kết 7/2006)

Phân loại tại nguồn Khối lượng trung bình

(tấn/ngày) Tỷ lệ phân loại (%)

Rác hữu cơ 1,5 80%

Rác vô cơ 10,5 91%

(Nguồn: Báo cáo thí điểm 3R-HN tại phường Phan Chu Trinh, URENCO - Hà Nội, tháng 1/2007)

Bước đầu mô hình đã đạt được những hiệu quả về mặt môi trường và xã hội như:

Cải thiện được thói quen vứt rác bừa bãi của người dân, tạo được nếp sống đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, phân loại đúng cách:

Chất lượng môi trường sống khu vực phường được cải thiện, chất lượng vệ sinh đường phố sạch, đẹp.

Giảm lượng xe gom rác trên đường phố, giảm ùn tắc giao thông.

2. Ưu điểm của mô hình

Mô hình phân loại rác tại nguồn đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, nó phù hợp với văn hóa, lối sống của người Việt Nam vì từ xưa đến nay, chúng ta thường có thói quen bỏ riêng rác hữu cơ (là thực phẩm thừa…) để cho gia súc của nhà nuôi hoặc cho gia súc của gia đình khác nuôi.

Mô hình phù hợp với điều kiện dân trí, hạ tầng, năng lực quản lý của thành phố Hà Nội.

Phương thức và hình thức phân loại dễ dàng, sử dụng 2 túi nilon khác màu hoặc 2 thùng rác khác màu nên dễ nhận biết và tiết kiệm chi phí.

Sự cải thiện môi trường sống rõ rệt nên người dân có thể nhận thấy, do đó kích thích sự đồng tình hưởng ứng của người dân.

Việc tuyên truyền giáo dục cụ thể và rộng khắp, dễ hiểu giúp người dân dễ tiếp thu và làm theo

3. Nhược điểm của mô hình:

Bên cạnh những thành công và ưu điểm của mô hình thì mô hình cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục

Nhận thức của người dân chưa thực sự cao, ý thức tự giác thấp còn tồn tại một số hộ gia đình ý thức kém, không thực hiện đúng quy định phân loại, chất lượng phân loại còn kém nên gây trở ngại cho công tác phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường.

Cán bộ hướng dẫn đặt vật chứa rác (2 thùng khác màu) ngay trước cửa nhà dân (cách cửa ra vào < 1m) gây khó chịu cho việc sinh hoạt của các hộ, gây ra tình trạng chống đối thực hiện phân loại rác tại nguồn.

Thói quen vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đã ăn sâu vào người dân Việt Nam nên công tác giáo dục điều chỉnh thói quen này phải mất nhiều thời gian

Số lần thu gom rác tại các điểm thu gom còn ít so với lượng rác thải ra hàng ngày nên gây tình trạng vứt rác bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan đô thị

Những người thu gom đồng nát thường bới rác để lấy các rác tái chế làm bừa bãi rác thải ra, gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan

Phường Phan Chu Trinh là địa bàn phường thí điểm đầu tiên nên còn tồn tại nhiều vấn đề trong khâu tổ chức và quản lý.

II. THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN - PHƯỜNG PHAN CHU TRINH - QUẬN HOÀN KIẾM - HÀ NỘI

1. Các chi phí - lợi ích

1.1. Các chi phí khi chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn.

1.1.1. Chi phí trong hoạt động thu gom (CTG)

Thu gom là hoạt động không thể thiểu trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Chi phí cho hoạt động thu gom bao gồm chi phí cho dụng cụ thu gom (chổi, hót rác, xe đẩy,…), chi phí cho công nhân thu gom (lương, quần áo, khăn bịt, mũ, giầy, găng tay, bảo hộ lao động,…), chi phí sửa chữa, khấu hao dụng cụ lao động

CTG = B + D + NC + P

Trong đó:

CTG: Chi phí trong hoạt động thu gom B: Chi phí cho dụng cụ thu gom

D: khấu hao dụng cụ thu gom + chi phí sửa chữa. P: Chi phí bảo hộ lao động.

NC = W + BHXH + T

Với W: lương cơ bản của công nhân thu gom rác BHXH: Bảo hiểm xã hội công nhân được hưởng T: Phụ cấp, thưởng

1.1.2. Chi phí hoạt động vận chuyển (CVC)

Chi phí cho hoạt động vận chuyển là chi phí để thực hiện công việc vận chuyển rác từ điểm tập kết rác đến bãi rác gồm chi phí mua phương tiện vận chuyển (xe,cẩu), chi phí khấu hao và sửa chữa, thay thế nhỏ cho phương tiện vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí cho lái xe, chi phí cầu đường…

CVC = VC1 + VC2 + VC3 + VC4 + VC5 + VC6

VC1: Chi phí mua phương tiện vận chuyển VC2: Chi phí nhiên liệu (xăng, dầu,…)

VC3: Chi phí khấu hao hàng năm và sửa chữa thay thế, bảo dưỡng nhỏ cho phương tiện vận chuyển

VC4: Chi phí cầu đường, đỗ gửi xe. VC5: Chi phí cho lái xe.

VC5 = W + BHXH + Bảo hộ lao động (+ Nước uống + …)

VC6: Chi phí khác

1.1.3. Chi phí hành chính (CHC)

Chi phí hành chính là chi phí cho đội ngũ quản lý điều hành việc vệ sinh môi trường. Cụ thể tại phường Phan Chu Trinh, chi phí hành chính là chi phí để trả lương, chi phí đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ và chi phí hoạt động (họp, hội thảo, công tác,…) của xí nghiệp Môi trường Đô thị số 2.

CHC = 12. W. N + C1

Trong đó:

12 tương ứng với 12 tháng/năm

N: Số lượng nhân viên, cán bộ quản lý

C1: Chi phí khác (chi phí đào tạo, chi phí cho họp, hội thảo, công tác…)

1.1.4. Chi phí môi trường (EC):

Hiện tại, chi phí môi trường chỉ tính được là chi phí độc hại cho sức khoẻ của công nhân thu gom, vận chuyển và xử lý rác; chưa có được con số chính xác chi phí độc hại cho sức khỏe người dân và sự mất đi giá trị của cảnh quan.

Hiện nay, Chi phí môi trường được tính:

EC = DC1 + DC2

DC1: Tiền độc hại do công việc mà công nhân được hưởng hàng tháng DC2: Chi phí khám chữa bệnh do độc hại của công việc cho công nhân.

1.1.5. Chi phí xử lý tại bãi rác Nam Sơn.

Tại thời điểm khi chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn, chi phí xử lý tại bãi rác Nam Sơn là 16.500đồng/ tấn rác.

1.1.6. Chi phí khác (CK)

Chi phí khác bao gồm: Chi phí đoàn thể nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.

Chi phí bồi dưỡng phục vụ lễ, tết, tham quan, du lịch… Chi phí cho việc phòng cháy chữa cháy.

Chi phí tuyên truyền công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.

1.2. Sự thay đổi chi phí - lợi ích hàng năm khi phân loại rác tại nguồn

1.2.1. Chi phí hàng năm tăng:

1.2.1.1. Chi phí cho việc tuyên truyền phân loại rác tại nguồn (C1)

Đây là chi phí tạm thời và luôn thay đổi giá trị theo thời gian.

Nhưng khi tiến hành thực hiện phân loại rác tại nguồn thí điểm ở phường Phan Chu Trinh thì chi phí này là tương đối lớn vì là giai đoạn đầu tiên thực hiện dự án.

Chi phí cho việc tuyên truyền bao gồm:

cổ động

Chi phí tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về 3R-HN Chi phí cho họp hành, hội thảo

Chi phí cho các công cụ để hướng dẫn người dân cách phân loại rác tại nguồn (tranh, ảnh, áp-phích,…)

Theo số liệu của ban quản lý dự án 3R-HN, các chi phí cho việc tuyên truyền, cổ đông phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh ước tính hàng năm sẽ là khoảng 800 triệu đồng.

Vậy C1 = 800.000.000 (VNĐ)

1.2.1.2. Chi phí phát túi nilon cho các hộ gia đình (C2)

Khi phân loại rác tại nguồn thí điểm tại phường Phan Chu Trinh, các hộ gia đình ở các khu tập thể cao tầng được phát 2 loại túi nilon hàng tháng túi nilon màu đen (để đựng rác hữu cơ) và túi nilon màu trắng (để đựng rác khác). Mỗi ngày một hộ được phát một túi nilon màu trắng và một túi nilon màu đen.

Phường Phan chu Trinh có 12 khu tập thể và nhà cao tầng kiểu mới tương ứng với 870 hộ gia đình, một tháng mỗi hộ được phát 35 túi nilon màu đen và 35 túi nilon màu trắng.

Như vậy hàng tháng lượng túi nilon cấp phát cho các hộ gia dình là: 870 x 35 = 30450 túi nilon màu trắng

Và 870 x 35 = 30450 túi nilon màu đen.

Như vậy hàng năm cấp phát cho các hộ là 365 400 túi nilon màu trắng và 365 400 túi nilon màu đen.

1kg túi nilon màu trắng có khoảng 70 túi do đó 365 400 túi màu trắng tương ứng với 5220 kg

1kg túi màu đen có khoảng 120 túi, do đó 365 400 túi màu đen tương ứng với 3045 kg.

khối lượng túi nilon cả 2 loại phát cho 870 hộ gia đình là 5220 + 3045 = 8265 (kg túi)

Số tiền bỏ ra để mua túi phát cho các hộ gia đình trong 1 năm trên địa bàn phường Phan Chu Trinh là

8265 x 24 000 = 198.360.000 (VNĐ)

Ngoài ra, để đưa được lượng túi nilon đến tay các hộ gia đình cần có chi phí vận chuyển và bốc xếp túi nilon.

Chi phí cho việc bốc xếp và vận chuyển túi nilon là: 300 đồng/kg túi nilon cả 2 loại.

Từ đó ta có chi phí bốc xếp, vận chuyển túi nilon/năm là: 300 x 8265 = 24 795 000 (đồng)

Tổng chi phí cho việc phát túi nilon là

198 360 000 + 24 795 000 = 223 155 000 (VNĐ)

Một phần của tài liệu k2500 (Trang 41 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w