Việc xem xét các đặc tính kỹ thuật của thiết bị thu quang là một yếu tố rất
quan trọng. Chất lượng của hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị thu quang mà
ở đây ta xét chủ yếu đến LD. Nếu một sợi quang chỉ truyền tín hiệu trong một sợi dẫn
quang thì hệ thống không đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng cao vì thế các phương pháp ghép kênh quang ra đời, trong đó phương pháp ghép kênh theo thời gian đang càng ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt của nó và vấn đề này sẽ đươc trình bày chi tiết ở chương sau.
CHƯƠNG 4
KỸ THUẬT GHÉP KÊNH QUANG PHÂN CHIA
THEO THỜI GIAN
4.1. Giới thiệu chương
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin quang đã đạt được những thành
tựu rất lớn trong đó phải kể đển kỹ thuật ghép kênh quang, nó thực hiện việc ghép các
tín hiệu ánh sáng để truyền trên sợi dẫn quang và việc ghép kênh sẽ không có một quá trình biến đổi về điện nào. Mục tiêu của việc ghép kênh cũng nhằm tăng dung lượng
kênh truyền dẫn và tạo ra các tuyến thông tin quang có dung lượng cao. Khi tốc độ đạt
tới một mức độ nào đó thì người ta thấy hạn chế của các mạch điện tử trong việc nâng
cao tốc độ truyền dẫn, và bản thân các mạch điện tử không đảm bảo được đáp ứng
xung tín hiệu cực kỳ hẹp cùng với nó là chi phí cao. Để khắc phục tình trạng trên thì kỹ
thuật ghép kênh quang đã ra đời và có nhiều phương pháp ghép kênh khác nhau nhưng
phương pháp ghép kênh quang phân chia theo thời gian (OTDM-Optical Time
Division Multiplexing) là ưu việt hơn cả và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Đối với OTDM, kỹ thuật ghép kênh ở đây có liên quan đến luồng tín hiệu ghép, dạng
mã và tốc độ đường truyền.
Như ta đã biết, các hệ thống thông tin quang thích hợp với công nghệ truyền dẫn
SDH. Kỹ thuật SDH sẽ ghép các kênh để tạo ra các luồng tín hiệu quang, còn OTDM sẽ thực hiện việc ghép các luồng quang này để tạo ra các tuyến truyền dẫn có dung lượng cao.