Lĩnh vự kinh doanh

Một phần của tài liệu 35 Vận dụng các chính sách Marketing Mix tại Trung tâm Du lịch Hà Nội (Trang 26 - 34)

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀNG ANH

2. Lĩnh vự kinh doanh

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh là công ty được phép kinh doanh các ngành nghề sau: chế biến, buôn bán gỗ; sản xuất, chế biến nông , lâm sản; sản xuất đồ gỗ dân dụng, mỹ nghệ, gỗ xây dựng; trang trí nội ngoại thất;... Đây là lĩnh vực kinh doanh mà công ty đã được cho phép của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Quá trình hoạt động của công ty luôn theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng nghĩa vụ của một công ty.

Việc kinh doanh của công ty được xét qua bởi hai khía cạnh chính của công ty là kinh doanh trực tiếp gỗ và kinh doanh gỗ sau khi đã chế biến sản xuất thành sản phẩm.

Trước tiên là về kinh doanh thương mại gỗ của công ty. Các loại gỗ của công ty nhập trong và ngoài nước. Ở trong nước thì nguồn gỗ chủ yếu được nhập về từ các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng... Còn nhập khẩu từ nước ngoài về thì chủ yếu là Lào, Campuchia, Thái Lan; đây là ba nước mà công ty thường xuyên nhập khẩu gỗ để phục vụ quá trình kinh doanh của công ty. Với mỗi lần nhập khẩu của công ty thì đều có giấy phép của tổng cục hải quan các nơi cho phép. Các loại gỗ mà công ty thường nhập khẩu về bao gồm gỗ gụ, gỗ trắc, gỗ hương, gỗ sao, gỗ cẩm xe, gỗ gõ lau... Công ty đã thành lập được gần 5 năm lên lượng gỗ mà công ty nhập về có thể nói là rất lớn. Các nguồn gỗ này được công ty kinh doanh một cách có hiệu quả trong suốt thời gian hoạt động của mình. Nguồn gỗ của công ty được coi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đối với một địa phương đồ mỹ nghệ nói chung mà nó còn đáp ứng điều kiện sản xuất của công ty nói riêng. Theo phiếu nhập kho của công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoàng Anh thì lượng gỗ nhập về được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Tổng lượng gỗ trong nước nhập về từ năm 2004-2007 theo sổ nhập kho như sau:

STT Tên gỗ Khối năm 2004 năm 2005 năm 2006 năm 2007 1 Gỗ gụ m3 424,634 385,720 184,864 67,975 2 Gỗ Hương m3 39,421 194225 95248 26,334 3 Gỗ cẩm xe m3 4,356 4 Gỗ nghiến m3 5 gỗ trắc m3 6 gỗ cà chít m3 15,216 7 gỗ chiuliu m3 34,628 26,795 8 Gỗ xưa m3 1,554 9 Gỗ Chũa m3 35,658 10 Gỗ gõ lau m3 183,986 134,875 56,874 11 Gỗ Dổi m3 11,677 12 Gỗ xà cừ m3 5,5 13 Gỗ lim m3 34,274 4,795

Bảng 3: Tổng lượng gỗ nhập khẩu từ nước ngoài từ năm 2004-2007 như sau: STT Tên gỗ Khối năm

2004 năm 2005 năm 2006 năm 2007 1 Gỗ gụ m3 54,974 74,888 69,829 183,737 2 Gỗ Hương m3 60,121 19109 6,705 3 Gỗ cẩm xe m3 6,866 34,843 14,45 4 Gỗ nghiến m3 67,94 5 gỗ trắc m3 6,385 6 gỗ cà chít m3 7 gỗ chiuliu m3 131333 546,073 48,657 8 Gỗ xưa m3 9 Gỗ Chũa m3 35,658 10 Gỗ gõ lau m3 244,736 401566 148552 11 Gỗ Dổi m3 12 Gỗ xà cừ m3 13 Gỗ lim m3 32,385 8070

Trên đây là các loại gỗ mà công ty thường nhập khẩu trong và ngơài nước. Theo số liệu trên thì gỗ gụ mà công ty nhập về là nhiều nhất, các sản phẩm của công ty làm gia cung chu yếu là dùng gỗ gụ sản xuất tạo ra các sản phẩm bán trên thị trường. Việc công ty bán gỗ nhập khẩu từ các vùng của cả nước và các nước ngoài cũng thu được lợi nhuận đáng kể. Các công ty khác mua gỗ của công ty rồi đem về tự chế biến chiếm số lượng lớn. Giá cả của việc mua bán cũng theo thoả thuận của hai bên. Công ty bán trực tiếp gỗ nhập về sẽ giúp cho công ty có thể giảm bớt được chi phí trong khâu chế biến và đồng thời cũng thu được lợi nhuận ngay.

Thứ hai là gỗ sau khi nhập khẩu về được công ty đưa vào chế biến rồi đem

xuất khẩu. Gỗ được công ty đưa vào kho rồi dùng các công cụ chế biến sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty sản xuất và kinh doanh rất đa dạng và phong phú. Bao gồm toàn bộ mặt hàng được sản xuất va chế biến từ gỗ để phục vụ cho các mụch đích sử dụng mà

cần tới đồ gỗ, nội thất cho công trình xây dựng và trang trí nội thất bên trong. Một số nhóm sản phẩm chính của công ty cung cấp đó là:

-Nhóm sản phẩm hàng mộc gia dụng và dùng trong văn phòng như: bàn làm việc, tủ sách cho văn phòng, đồ gỗ cho gia đình như bàn ăn, giường tủ, đồ trang trí nội thất trong nhà và đồ chơi làm sản phẩm từ gỗ...

-Sản phẩm là các hàng quà tặng, đồ lưu niệm, phục vụ bán trong nước đặc biệt là món quà quan trọng đầy ý nghĩa phục vụ cho khách du lịch và xuất khẩu ra nước ngoài theo nhu cầu đạt hàng của khách.

-Sản phẩm hàng mộc dùng trong xây dựng: khung cửa, cửa sổ, cửa đi, ván ốp sàn, ốp tường, ốp trần, cầu thang,...

Sản phẩm đồ gỗ là một sản phẩm mang đầy tính nghệ thuật và sáng tạo do đó để sản xuất ra một sản phẩm đồ gỗ đòi hỏi tốn rất nhiều công sức cũng như thời gian để tạo ra nó. Vì thế mà nó yêu cầu phải đòi hỏi theo khuôn khổ của công việc. Một sản phẩm hoàn chỉnh thì cần phải tuân thủ theo các bước sau: Bước1: Xác định mẫu thiết kế.Tức là khách hàng đặt sản phẩm bằng cách đưa ra mẫu vẽ thiết kế hoặc kích thước cụ thể để yêu cầu công ty vẽ thiết kế và tiếp đó là khách hàng lựa chọn loại gỗ để sản xuất ra. Từ những yêu cầu đó mà công ty bắt đầu tiến hành lựa chọn loại gỗ để về pha chế ban đầu. Từ việc lựa chọn được loại gỗ đến khi sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh thì việc sản xuất phải mất rất nhiều công đoạn.

Bước 2: Pha cắt các loại gỗ thành các hình khối để thuận tiện cho việc đơn giản hoá các sản phẩm cần làm. Các loại khung gỗ này được những người thợ ngang lành nghề pha cắt để từ đó dần dần hoàn thành công việc chế tạo. Khung gỗ từ từ được xử lý rồi trở về với hình dáng đã ghi trong bản vẽ.

Bước 3: Lắp ghép các sản phẩm đơn lẻ từ những khung gỗ đã làm thành một sản phẩm hoàn thiện. Sản phẩm này sau khi được ghép với nhau thì còn phải mang đi khảm trai, làm mịn và phun bóng để hoàn thành một sản phẩm.

Như vậy, có thể nói sản phẩm đồ gỗ là một sản phẩm khá cầu kì đòi hỏi người có trình độ tay nghề cao mới có thể làm tốt công việc chế tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Do đó, công ty đã tuyển đội ngũ nhân viên đã được đào tạo một cách lành nghề để phục vụ cho quá trính sản xuất. Các sản phẩm của công ty đều là những sản phẩm tốt nhất, rất phong phú và đa dạng. Sản phẩm của công ty mang nhiều loại giá cả khác nhau do các nguồn nguyên liệu để chế biến là khác nhau. Nhưng dù có giá cả thế nào thì các sản phẩm của công ty luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Đó chính là định hướng quan trọng của công ty.

3.Tiềm lực của doanh nghiệp

3.1. Tiềm lực về nguồn nhân sự

Là một công ty buôn bán sản phẩm về gỗ theo hai hình thức thì tiềm lực có thể nói là rất lớn. Với một công ty tư nhân thì cần phải có nguồn nhân lực đảm bảo hợp lý để giúp công ty tồn tại và phát triển. Nguồn nhân lực của công ty chia ra làm như sau:

a. Giám đốc công ty vừa là người lãnh đạo vừa là người điều hành chính của công ty. Giám đốc công ty là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và chế biến đồ gỗ. Trước khi thành lập công ty thì giám đốc đã tham gia sản xuất và tự lập lên xưởng sản xuất từ rất nhiều năm trước. Không những chỉ giỏi về tay nghề chuyên môn, giám đốc còn giỏi về tổ chức hoạt động trong công ty, giỏi trong công tác ngoại giao đối ngoại với các cơ quan, bạn hàng khác. Công tác làm marketing cũng được giám đốc đảm nhiệm và điều hành hoạt động. Tất cả từ khâu đầu vào đến đầu ra đều do giám đốc điều hành giải quyết

b. Kế Toán của công ty. Kế toán có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động sổ sách hoạt động hàng ngày của công ty, cũng như cân đối và báo cáo tài chính cho giám đốc, cơ quan quản lý của nhà nước. Là người cũng gắn với công ty hoạt động lâu năm cho lên công tác sổ sách kế toán của công ty cũng đơn giản và không có nhiều khó khăn.

c. Nhân viên bán hàng. Đây là những nhân viên mà giám đốc tuyển chọn khá kĩ lưỡng vì bán hàng này không phải là bán hàng hoá mà chế tạo ra mà tập trung chủ yếu là bán hàng là gỗ chưa chế biến. Vì thế mà đòi hỏi nhân viên bán hàng phải khá là năng động đòi hỏi thành thạo về thương mại cũng như đàm phán để có được bạn hàng.

d. Nhân viên sản xuất

Là đội thợ thủ công, công nhân gồm có 20 thợ và hàng ngày trực tiếp sản xuất với công ty. Đây là đội ngũ quan trọng và là vấn đề cốt lõi để tạo ra sản phẩm chính của công ty. Vì đây là những người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Trong 22 thợ này thì chia thành cách nhóm thợ sau:

Nhóm 1: Gồm 6 thợ ngang, trong nhóm có 1 người làm trưởng nhóm. Nhóm thợ ngang là những thợ thủ công chuyên pha cắt, chế biến gỗ, tạo ra sản phẩm ban đầu để chuyển sang các khâu tiếp theo đẻ sản xuất, sau khi đã được các khâu khác sản xuất tiếp thì lại chuyển lại số sản phẩm đó về ghép đồng bộ lại thành một sản phẩm hoàn thiện. Đội ngũ thợ ngang này gồm có cả những người trẻ tuổi và những người đã đứng tưổi, có nhiều kinh nghiệm. Sự kết hợp già trẻ tạo cho đội thợ ngang rất linh hoạt và sáng tạo.

Nhóm 2: Gồm 5 thợ đục, trạm khảm, trong nhóm có 1 người làm nhóm trưởng. Nhóm thợ này là những thợ thủ công tạo hình, tạo dáng, tạo thành các hình thể lên trên gỗ, như việc đục tạo thành các bức tranh tứ quý bốn mùa, côn giống, cây cỏ, chim muôn, hoa lá cành.... và các bức tượng phật.... Những người thợ này tạo sẽ tạo ra một sản phẩm đồ gỗ có sự sống có hồn. Với trình độ đã qua nhiều năm sản xuất thì tay nghề của đội thợ đã tạo ra được những sản phẩm đặc sắc, đậm nét nghệ thuật kỹ xảo cao.

Nhóm 3: Gồm 7 thợ đánh giây giáp làm bóng, trong nhóm có 1 người truởng nhóm. Đây là nhóm có nhiệm vụ hoàn thiện sản phẩm sau khi đã được trạm trổ, đục đẽo xong. Công việc đánh giấy giáp này có tác dụng làm hàng sản xuất ra sẽ được làm nhẵn, đánh bóng, sửa lại những chỗ thiếu sót và những chỗ chưa hợp lý. Công việc đòi hỏi không phức tạp xong cũng phải

làm kiểm tra và sửa lần cuối một cách kỹ lưỡng để lên màu và đánh bóng cuối cùng trước khi xuất bán.

Nhóm 4: Gồm 2 người đó là thợ đánh Vécni. Sản phẩm sau khi đã được làm nhẵn và sửa chữa cuối cùng thì công việc đánh vécni là công việc quan trọng làm nổi bật lên sản phẩm. Khâu đánh bóng và làm vécni này giúp cho sản phẩm đẹp hơn do độ bóng và màu sắc của nó mang lại.

Tất cả các đội ngũ thợ đó đều hoạt động thường xuyên với công ty và đây chính là lực lượng, nguồn nhân lực quyết định tới việc đưa sản phẩm của công ty ra thị trường và đó chính là nguồn lực khá mạnh mà công ty hiện có. Ngoài đội ngũ chính, thường xuyên thì công ty còn có một làng nghề hậu thuẫn với đỗi ngũ thợ thủ công luôn sẵn sàng có thể đáp ứng được những lúc thiếu người, hàng đặt với số lượng lớn, thời gian trả gấp thì công ty có thể huy động được dễ dàng thợ thủ công xung quanh làng nghề truyền thống. Chính sự thuận lợi có được cả nguồn nhân lực bên trong và nguồn nhân lực bên ngoài mà công ty có điều kiện thuận lợi phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn đối với khách hàng. Đó là chủ động trong công việc và thời gian giao trả hàng. Ngoài ra góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm, gia tăng dịch vụ hoàn hảo tới khách hàng

3.2. Tiềm lực tài chính

Công ty cổ phần xuất nhâp khẩu Hoàng Anh thành lập với số vốn ban đầu là 1,8 tỷ đồng. Do công ty hoạt động trên hai phương diện vừa bán trực tiếp gỗ vừa bán sản phẩm do chính công ty sản xuất ra lên cần một nguồn vốn ban đâu khá lớn để mở rộng và phát triển. Chính vì lẽ đó lên công ty đã liên kết với ngân hàng để vay vốn mở rộng phát triển công ty. Ngân hàng mà công ty liên kết chủ yếu là ngân hàng sài gòn công thương Sacobank. Ngoài ra công ty còn vay vốn của một số ngân hàng khác như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank và ngân hàng công thương Incombank.

Sản xuất thủ công mỹ nghệ đòi hỏi phải dùng tay, dùng những đồ dùng thủ công để tạo ra sản phẩm là chính. Nhưng việc áp dụng công nghệ để sản xuất ra hàng thủ công mỹ nghễ cũng cần rất nhiều đến thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh.. Công ty đã chủ động mua sắm các máy móc thiết bị có giá trị cao để phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể các thiết bị cần thiết cho sản xuất như sau:

Bảng 2: Thiết bị cho sản xuất

STT Thiết bị ĐVT Số

Lượng

Thành tiền ( Triệu đồng)

1 Máy cắt gỗ ngang Cái 1 5,2

2 Máy xẻ CD Cái 1 14

3 Máy bào đứng Cái 1 4,5

4 Máy vanh vòng Cái 1 5

5 Máy soi Cái 2 9

6 Máy bào tay Cái 2 4,2

7 Máy soi trục đứng Cái 2 4,8

8 Máy khoan lỗ Cái 2 2,2

9 Máy trà Cái 3 27

10 Máy đánh bóng Cái 3 3,6

11 Máy tiện Cái 1 2,4

12 Máy mài đá Cái 2 0,7

13 Thước đo các loại Cái 15 0,45 14 Clê, tô vít , kìm, kéo Bộ 2 0,5

Từ bảng thống kế trên thì có thể nói, công ty đã sử dụng toàn bộ những máy móc kỹ mà mình có và khả năng làm việc thủ công của nhân viên vào việc phát triển công ty nói chung cũng như tạo ra các sản phẩm của công ty nói riêng. Việc áp dụng máy móc vào sản xuất giúp cho công việc sản xuất được hiệu quả, tiết kiệm thời gian cũng như là chi phí sản xuất cho từng sản

phẩm. Cũng nhờ cò tiềm lực công nghệ mạnh mà công ty có thể tổ chức sản xuất hàng loạt, dây chuyền đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng của khách hàng. Công ty hàng năm bỏ ra số tiền không nhỏ để bảo dưỡng, sửa chữa và thay mới những máy móc nào không có khả năng sử dụng và sử dụng không hiệu quả. Công ty luôn có mục tiêu định hướng áp dụng công nghệ mới, tiên tiến và phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, phù hợp với trình độ vận hành của người công nhân thợ thủ công.

Một phần của tài liệu 35 Vận dụng các chính sách Marketing Mix tại Trung tâm Du lịch Hà Nội (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w