3.1.2.2.Chính sách giá xuất khẩu …………………………………

Một phần của tài liệu 10 Công nghệ Marketing xuất khẩu của các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện Thương Mại Quốc Tế hiện nay (Trang 60 - 63)

phẩm của Tổng công ty thôi thì chưa đủ. Nó sẽ khiến cho giá sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh hơn nếu chi phí sản xuất của Tổng công ty là lớn hơn so với của đối thủ. Trong trường hợp này Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội nên quan tâm hơn đến phương pháp định giá dựa trên giá tham khảo tại thị trường quốc tế hoặc định giá căn cứ vào mặt bằng giá gốc quốc tế rồi trừ dần đến điểm dự tính có lãi gọi là điểm mức giá xuất. Cả hai phương pháp định giá này đều giúp cho giá xuất khẩu của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội sát hơn với giá thị trường, vừa đảm bảo có lợi nhuận vừa đảm bảo có khả năng cạnh tranh.

3.1.2.3.Chính sách phân phối sản phẩm xuất khẩu

Trong bối cảnh hầu hết ngành dệt may Việt Nam đều xuất khẩu dựa trên hình thức gia công để tiết kiệm chi phí và phù hợp với nguồn lực sẵn có, thì việc đưa ra một phương thức xuất khẩu mới là vô cùng ý nghĩa.

Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội có thể tiến hành việc mua nguyên vật liệu, phụ liệu bán thành phẩm của nước ngoài về tiếp tục sản xuất ở trong nước rồi tiến hành xuất khẩu trở lại thị trường nước ngoài. Tuy mức lợi nhuận và tổng giá trị kim ngạch

xuất nhập khẩu có thể thấp hơn nhưng cũng cho thấy phần chủ động trong sản xuất của doanh nghiệp, và ưu thế hơn là các sản phẩm loại này có thể mang nhãn hiệu hàng hoá của chính Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thương hiệu của HANOSIMEX trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó việc tăng cường sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của Phòng Xuất nhập khẩu cũng là một đòi hỏi tất yếu mà Tổng công ty nên quan tâm.

3.1.2.4.Chính sách xúc tiến thương mại

Tăng cường ngân sách dành cho xúc tiến thương mại là yếu tố đầu tiên cần thực hiện. Sau khi có ngân sách thì việc tiến hành quảng cáo trên báo, tạp chí của nước ngoài, tạp chí của hàng không, tại các địa điểm công cộng như sân bay quốc tế, địa điểm đông khách du lịch…là bước tiếp theo phải tiến hành.

Nên đưa ra mức chiết khấu, tỷ lệ hoa hồng hợp lý cho những doanh nghiệp có giá trị nhập khẩu lớn, muốn tiến tới quan hệ làm ăn lâu dài.

Thường xuyên gửi catalogue mới nhất của Tổng công ty bao gồm những thông tin về sản phẩm mới, mức chiết khấu trong tháng, mặt hàng giảm giá…đến khách hàng.

Tham gia các hội chợ triển lãm tại nước ngoài một cách đều đặn, công việc này vừa giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm các khách hàng mới, vừa tạo điều kiện tiếp xúc trực tiếp, củng cố hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

3.2.VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC

3.2.1.Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Nhà nước cần chỉ đạo Tập đoàn dệt may Việt Nam tạo dựng một phòng Marketing riêng biệt chuyên nghiên cứu về các thị trường quốc tế, hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt

may những thông tin về thị trường mà doanh nghiệp đang quan tâm nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu, tìm kiếm thông tin đầy đủ, chính xác.

Tạo điều kiện thuận lợi về việc ăn ở, đi lại, hỗ trợ nghiên cứu cho các nhân viên đang đi tìm hiểu thị trường nước ngoài tại các thương vụ, nhà khách đại sứ quán…

Thành lập một hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may trực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam để cùng hỗ trợ giúp đỡ nhau trong hoạt động xuất khẩu.

Đưa ra một hệ thống kiểm định chất lượng chung cho các sản phẩm dệt may cùng loại, công việc này làm cho chất lượng sản phẩm xuất khẩu dẽ quản lỹ hơn, tránh khiếu kiện về chất lượng hàng hoá.

3.2.1.Có các chính sách bảo hộ và hỗ trợ hàng dệt may Việt Nam

Giảm thuế nhập khẩu đối với loại nguyên vật liệu bán thành phẩm để góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mới này.

Đưa ra chính sách chống bán phá giá đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm dệt may xuất xứ từ Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Sản phẩm dệt may từ lâu đã là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Mỹ, với mức kim ngạch xuất khẩu đạt được năm sau luôn cao hơn năm trước, trong đó không thể không kể đến giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ bắt đầu có hiệu lực thì hoạt động xuất hàng dệt may của Tổng công ty càng gặp nhiều thuận lợi hơn đóng góp phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Mặc dù có nhiều thành công nhưng Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội cũng không tránh khỏi khó khăn, thách thức của xu thế chung, xu thế hội nhập toàn cầu. Điều này đòi hỏi Tổng công ty cần phải không ngừng tự hoàn thiện mình, tìm kiếm những giải pháp mới, tháo gỡ những khó khăn. Và hoàn thiện hoạt động Marketing quốc tế là một trong những giải pháp mà Tổng công ty đã lựa chọn để không chỉ ổn định mà còn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.

Một phần của tài liệu 10 Công nghệ Marketing xuất khẩu của các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện Thương Mại Quốc Tế hiện nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w