Xuất biện pháp dài hạn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO PHÂN TÍCH THÂM HỤT THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA WTO (Trang 26 - 62)

Để giải quyết bất cập mang tính cơ cấu trong dài hạn, báo cáo khuyến nghị Việt Nam tập trung vào nâng cao triển vọng cán cân thanh toán của mình dựa trên các gợi ý sau đây:  Đánh giá kỹ lưỡng lợi ích từ các FTA mà Việt Nam dự kiến sẽ ký với các nước khác để đảm bảo thu được lợi ích thực sự từ các FTA này và đảm bảo không làm gia tăng đột biến nhập khẩu thuần. Điều này là vô cùng quan trọng đối với các FTA như ASEAN-Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA) và ASEAN-Nhật Bản (AJFTA), nhất là các FTA mà Việt Nam dự kiến sẽ tham gia.

 Tìm cách nâng cao giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất ở Việt Nam và đa dạng hoá diện mặt hàng xuất khẩu nhằm giảm tác động tiêu cực từ biến động giá hàng hoá và thay đổi nhu cầu trên thị trường thế giới.

 Giải quyết sự mất cân đối kinh tế vĩ mô bằng cách điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách và củng cố chính sách tiền tệ vững mạnh.

 Tiếp tục củng cố các dịch vụ hỗ trợ trong nước, nâng cao các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, phát triển hơn nữa mạng lưới vận tải và dịch vụ hỗ trợ và tiếp tục cải cách thể chế và thủ tục hành chính để giảm chi phí giao dịch nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

 Duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

 Nâng cao năng lực vốn con người ở Việt Nam thông qua đầu tư giáo dục vì nguồn vốn con người là yếu tố then chốt để thúc đẩy các hoạt động có giá trị gia tăng cao ở Việt Nam.

 Giảm thiểu tình trạng buôn lậu qua đường biên giới của Việt Nam và nâng cao công tác giám sát, quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu cũng như theo dõi sát sao hoạt động phá giá.

 Giám sát và vận động việc xoá bỏ các biện pháp bảo hộ hoặc hình thức bảo hộ trá hình do các nước G-20 áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam

16 .

16

Xem Evenett (2009) 22

PHẦN II – KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

II.1. QUY ĐỊNH VỀ BOP CỦA WTO LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA II.1.1 Ngoại lệ BOP trong hệ thống GATT/WTO

Cơ sở lý luận của hệ thống GATT/WTO được xây dựng dựa trên nguyên tắc thương mại tự do hơn sẽ đem lại lợi ích chung về kinh tế và xã hội cho mọi thành viên. Vì vậy, quy định của WTO tạo lập nên một hệ thống xác lập nghĩa vụ với các thành viên, đòi hỏi họ tự do hoá thể chế thương mại và ngăn chặn việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại mới. Tuy nhiên, hệ thống cũng cho phép nhiều ngoại lệ để các chính phủ có thể áp dụng các biện pháp hoặc quy định pháp luật mang tính chất hạn chế thương mại nhưng với mục tiêu đạt được các lợi ích và giá trị xã hội khác nhau. WTO ghi nhận một số trường hợp đặc biệt, dưới hình thức quy định ngoại lệ, theo đó các biện pháp hoặc văn bản pháp luật quy định hạn chế thương mại được chấp nhận, nếu thoả mãn các điều kiện đặt ra. Các ngoại lệ cơ bản bao gồm:

 Các ngoại lệ chung tại Điều XX GATT 1994 và Điều XIV GATS;  Ngoại lệ về an ninh tại Điều XXI GATT 1994 và Điều XIV bis GATS;

 Ngoại lệ về tình trạng kinh tế khẩn cấp tại Điều XIX GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ;

 Ngoại lệ về hội nhập khu vực tại Điều XXIV GATT 1994 và Điều V GATS;  Ngoại lệ về phát triển kinh tế tại Điều XVIII:A GATT 1994 và “Điều khoản tạo thuận lợi”, và

 Ngoại lệ về cán cân thanh toán (BOP) tại Điều XII và XVIII:B GATT 1994 và Điều XII GATS.

Theo quy định ngoại lệ về BOP, khi gặp tình trạng bất cập về BOP, các thành viên WTO được phép áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại vốn bị cấm áp dụng trong điều kiện bình thường.

Cần lưu ý là ngoại lệ BOP chỉ được sử dụng khi tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của một nước rơi vào tình trạng nghiêm trọng. Vì vậy, không thể vận dụng quy định BOP của WTO cũng như không thể áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu nếu thâm hụt chỉ xảy ra với một bộ phận của cán cân thanh toán, ví dụ như chỉ thâm hụt cán cân thương mại, trong khi tình hình tài chính đối ngoại của quốc gia vẫn ổn định. Điểm đáng lưu ý là kể từ khi hệ thống tỷ giá linh hoạt được áp dụng kể từ thập kỷ 70, thì lý do kinh tế biện minh cho việc áp dụng ngoại lệ BOP bị công kích mạnh hơn. Lập luận chính chống lại việc vận dụng quy định BOP của GATT/WTO là trong điều kiện gặp khó khăn về BOP thì cần thực hiện các biện pháp chính sách kinh tế và tỷ giá chứ không phải là các biện pháp chính sách thương mại.

Điều XI GATT 1994 xác lập quy định chung không cho phép áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng đối với thương mại. Điều XII quy định về ngoại lệ BOP đối với các thành viên phát triển theo nguyên tắc đã được xác lập tại Điều XI. Theo quy định này, bất cứ thành viên nào “Không trái với quy định tại đoạn 1 Điều XI… nhằm bảo vệ an toàn cho 23 tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của mình, có thể hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng hoá được phép nhập khẩu” nếu thoả mãn các điều kiện nêu cụ thể tại điều này. Đoạn 2 (a). Điều XII quy định rằng các biện pháp hạn chế nhập khẩu ban hành mới, duy trì hay mở rộng “sẽ không vượt quá mức cần thiết: (i) để ngăn ngừa mối đe dọa hay để ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại hối, hoặc (ii) trong trường hợp một bên ký kết có dự trữ ngoại hối rất thấp, để nâng dự trữ ngoại hối lên một mức hợp lý.” Đoạn 2 (b) quy định các thành viên áp dụng biện pháp hạn chế “sẽ nới lỏng các hạn chế đó khi các điều kiện dẫn tới hạn chế được cải thiện, chỉ duy trì các hạn chế đó ở mức độ các điều kiện đã nêu tại điểm đó còn chứng minh được sự cần thiết phải áp dụng. Họ sẽ loại bỏ các hạn chế khi các điều kiện không còn chứng minh được việc định ra hay duy trì các biện pháp đó theo như quy định tại mục (a)”.

II.1.3 Quy định BOP áp dụng với các nước đang phát triển (Điều XVIII:B GATT 1994) Quy định của GATT 1994 ghi nhận điều kiện của các nước đang phát triển khi xây dựng quy định về các vấn đề liên quan đến BOP. Như đã được tuyên bố tại Hội nghị Bộ trưởng Doha năm 2001, Điều XVIII là quy định đặc biệt và khác biệt áp dụng với các nước thành viên đang phát triển và việc vận dụng điều khoản này sẽ không bị điều chỉnh chặt chẽ như Điều XII.

17

Vì vậy, Mục B của Điều XVIII, từ đoạn 8 đến 12, đưa ra ngoại lệ đặc biệt về BOP đối với các nước thành viên đang phát triển. Đoạn 9 có ghi:

“Để đảm bảo tình hình tài chính đối ngoại và bảo đảm đủ mức dự trữ ngoại hối nhằm thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, một bên ký kết thuộc diện nêu tại tiết (a) khoản 4. của Điều này có thể, với điều kiện đáp ứng các quy định của khoản 10 và 12, điều chỉnh tổng mức nhập khẩu bằng cách hạn chế khối lượng và trị giá của hàng hóa được phép nhập khẩu...”

So sánh Điều XII và Mục B Điều XVIII cho thấy các thành viên phát triển chỉ áp dụng hạn chế nhập khẩu để xử lý vấn đề BOP chỉ nhằm tự bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của mình, trong khi thành viên đang phát triển thì khả năng áp dụng các biện pháp hạn chế sẽ rộng hơn do mục tiêu của các biện pháp BOP còn bao gồm cả việc duy trì mức dự trữ cần thiết để thực hiện chương trình phát triển kinh tế.

II.1.3 Hình thức các biện pháp BOP Biện pháp định lượng

Quy định của GATT 1947 chỉ cho phép áp dụng hạn chế định lượng để xử lý bất cập về BOP. Tuy nhiên, nhìn chung thực tế thường thấy biện pháp BOP đặt dưới hình thức thuế hoặc các biện pháp tương tự, ví dụ như phụ thu nhập khẩu. Biện pháp thuế được chính thức cho phép trong Tuyên bố Vòng Tokyo về “Biện pháp thương mại theo mục đích Cán cân Thanh toán” được thông qua vào năm 1979 (Tuyên bố 1979). “Cách hiểu về Điều khoản Cán cân Thanh toán của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994” (Cách hiểu), được coi là các diễn giải chính thức quy định BOP của GATT 1994, trong đó nêu rõ các tính chất của biện pháp BOP:

“Các thành viên khẳng định cam kết giành ưu tiên cho các biện pháp ít gây tổn hại nhất cho thương mại. Các biện pháp như vậy (được nêu trong Cách hiểu này với thuật ngữ

17

Quyết định Bộ trưởng về Các Vấn đề Thực thi, thông qua vào 14 tháng 11 năm 2001, WT/MIN(01)/17, ngày 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tháng 11 năm 2001, đoạn.1.1.24

“biện pháp theo giá”) được hiểu sẽ bao gồm phụ thu nhập khẩu, yêu cầu đặt cọc nhập khẩu hoặc các biện pháp thương mại tương đương tác động lên giá của hàng hóa nhập khẩu”.

18

Biện pháp theo giá

Các biện pháp theo giá được sử dụng vượt trên mức cam kết thuế trần. Trong trường hợp này, Cách hiểu nêu rõ các thành viên thông báo áp dụng biện pháp, “cần nêu mức độ tăng vượt mức của biện pháp theo giá so với cam kết thuế trần một cách riêng biệt và rõ ràng theo thủ tục thông báo nêu tại Cách hiểu”.

19

Khả năng vận dụng nhóm biện pháp này có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam cũng như với nhiều nước mới gia nhập khác có mức chênh lệch giữa thuế áp dụng và thuế cam kết trần không thực sự đáng kể. Ngược lại, nếu thuế áp dụng thấp hơn đáng kể so với thuế cam kết trần, thì trong trường hợp cần thiết có thể tăng thuế hiện hành lên mà không cần áp dụng quy định về BOP của WTO vốn đòi hỏi ý kiến đồng ý từ các nước thành viên liên quan.

Cách hiểu cũng đưa ra ngoại lệ cho phép sử dụng hạn chế định lượng. Cách hiểu quy định “Thành viên sẽ cố gắng tránh việc áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng vì lý do BOP khó khăn đặc biệt, trừ khi các biện pháp theo giá không thể ngăn cản tình trạng thanh toán đối ngoại tiếp tục xấu đi một cách đột biến. Trong trường hợp nước thành viên áp dụng biện pháp định lượng, thì cần nêu lý do hợp lý vì sao biện pháp theo giá không phải là công cụ hữu hiệu để giải quyết tình hình cán cân thanh toán.”

20

Khi quản lý, giám

sát biện pháp hạn chế định lượng, thì chỉ áp dụng cơ chế cấp phép tùy ý nếu không thể có cơ chế thay thế.

21

Hầu hết các nước vận dụng điều khoản BOP của WTO đều tuân thủ theo các yêu cầu của Cách hiểu và thường sử dụng biện pháp theo giá để hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng có một vài ngoại lệ. Khi tham vấn với Ủy ban BOP, các thành viên thường xem xét kỹ toàn bộ hệ thống, phương pháp và tác động của biện pháp hạn chế nhập khẩu. Ví dụ như trong trường hợp của Ấn Độ, một số thành viên khác phát hiện Ấn Độ không lý giải một cách hợp lý là tại sao biện pháp theo giá không hữu hiệu trong loại bỏ khó khăn về BOP và lý do tại sao lại án dụng hạn chế định lượng để xử lý khó khăn BOP.

22

II.1.4 Mức độ, cơ chế quản lý giám sát, phạm vi và thời hạn áp dụng hạn chế Mức độ

Mức độ của biện pháp hạn chế vì lý do BOP được quy định khá chặt chẽ tại Điều XII hoặc XVIII:B GATT 1994, biện pháp chỉ được áp dụng ở mức độ không quá mức cần thiết để khắc phục khó khăn BOP. Trong trường hợp nước vận dụng Điều XVIII:B là nước đang phát triển, thì biện pháp BOP “sẽ không vượt quá mức cần thiết: (i) để ngăn

ngừa nguy cơ hay để ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại hối, hoặc (ii) trong trường hợp một bên ký kết có dự trữ ngoại hối rất thấp, để nâng dự trữ ngoại hối lên một mức hợp lý.”

23

18

Đoạn 2 trong Cách hiểu 19

Đoạn 2 trong Cách hiểu 20

Đoạn 3 trong Cách hiểu 21

Đoạn 4 trong Cách hiểu 22

Báo cáo Tham vấn với Ấn Độ, WT/BOP/R/11. Trong đợt tham vấn gần đây của Ecuador với Ủy ban BOP, nhiều

thành viên tuyên bố việc sử dụng hạn chế định lượng là không phù hợp. Ecuador đã đồng ý thay thế hầu hết các hạn

chế định lượng bằng biện pháp theo giá. WT/BOP/R/91 23

Điều XVIII:9 GATT 199425

Yêu cầu này đối với các nước đang phát triển không chặt chẽ bằng các nước phát triển vì các nước đang phát triển có thể áp dụng biện pháp BOP để ngăn ngừa “nguy cơ” suy giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại hối, trong khi các nước phát triển chỉ được phép áp dụng biện pháp này để ngăn ngừa “nguy cơ lớn” về sự suy giảm dự trữ. Ngoài ra, các thành viên đang phát triển có dự trữ thiếu hụt có thể áp dụng biện pháp BOP để nâng dự trữ của mình lên mức hợp lý, trong khi các thành viên phát triển chỉ được phép áp dụng khi dự trữ quốc tế rơi xuống mức thật thấp.

Cơ chế quản lý giám sát và phạm vi của biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy định của WTO cũng đặt ra một số hạn chế nhất định khi áp dụng hạn chế thương mại vì lý BOP. Biện pháp BOP phải tránh không gây ra thiệt hại đối với lợi ích kinh tế hoặc thương mại của bất cứ thành viên nào khác

24

Biện pháp có thể phân biệt giữa các .

sản phẩm, nhưng không được phân biệt giữa các nước. 25

Biện pháp cần có cơ chế giám

sát, quản lý minh bạch nhằm tối thiểu hóa tác động bảo hộ không mong muốn. Về phạm vi áp dụng, Cách hiểu đưa ra cách diễn giải chặt chẽ hơn so với lời văn gốc trong GATT 1947 cũng như trong thực tiễn, theo đó “Thành viên khẳng định rằng các biện pháp hạn chế nhập khẩu được thực hiện vì lý do BOP có thể chỉ được áp dụng để kiểm tra mức độ tổng quát của nhập khẩu và không thể vượt quá mức cần thiết để giải quyết khó khăn về BOP.

26

Biện pháp hạn chế cần được quản lý giám sát một cách minh bạch.

27

Các cơ quan tại nước nhập khẩu phải đưa ra lý giải hợp lý về tiêu chí sử dụng để xác định sản phẩm bị áp dụng biện pháp hạn chế. Dựa trên Điều XII và đoạn 10 Điều XVIII, các chính phủ có thể không áp dụng hoặc áp dụng biện pháp hạn chế ở mức độ nhất định đối với các sản phẩm thiết yếu. Thuật ngữ “các sản phẩm thiết yếu” được hiểu là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản hoặc có ảnh hưởng tới nỗ lực cải thiện cán cân thanh toán của nước thành viên, ví dụ như vật tư, tư liệu và máy móc phục vụ sản xuất. Khi triển khai cơ chế giám sát, quản lý việc áp dụng biện pháp hạn chế, một thành viên chỉ áp dụng cơ chế cấp phép tùy ý trong trường hợp không thể dùng cơ chế khác và sẽ từng bước xóa bỏ cơ chế này.”

28

Trong trường hợp tham vấn của Ukraine, dự kiến áp

dụng phụ thu nhập khẩu bị phản đối vì chỉ áp dụng với 2 sản phẩm chiếm khoảng 0.6 % số dòng thuế, và chỉ ảnh hưởng đến khoảng 7.3 % tổng kim ngạch nhập khẩu.

29

Thời hạn áp dụng

Biện pháp BOP chỉ được áp dụng trong một thời gian nhất định. Thành viên có nghĩa vụ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO PHÂN TÍCH THÂM HỤT THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA WTO (Trang 26 - 62)