của người dân nông thôn ngoại thành trong những năm gần đây
2.2.3.1. Hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của người dân nông thôn ngoại thành trong những năm gần đây ngoại thành trong những năm gần đây
- Về thái độ ứng xử: tương tự cư dân đô thị, người dân nông thôn ngoại thành cũng có những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân thực dụng trong điều kiện cơ chế thị trường. Từ đó dẫn đến niềm tin không lành mạnh, có khi dựa vào mê tín, ở một bộ phận người dân nông thôn ngoại thành, nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ nghĩa cá nhân thực dụng ở họ.
Trong quá trình xây dựng làng văn hóa cho đến nay vẫn thiếu những biện pháp để hình thành dư luận công khai chống những hành vi của chủ nghĩa thực dụng và mê tín dị đoan ở nông thôn. Việc xử lý những hành vi thực dụng trong quan hệ làng xóm (lừa đảo, lấn chiếm đất đai...) và mê tín dị đoan (bói toán, nhẩy đồng) còn rất hạn chế, có khi do thiếu những quy ước trong hương ước mới.
- Về ứng xử với môi trường thiên nhiên: đang có nhiều vấn đề nổi cộm ở ngoại
thành, nhất là tại các làng nghề (gốm Bát Tràng, bún Phú Đô, chế biến phế thải tại Triều Khúc...). Tình trạng ô nhiễm đất, nước tưới tiêu vẫn đang tăng dần do tập quán canh tác sử dụng phân tươi để bón rau, sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Lại thêm nguồn nước thải, rác thải từ công nghiệp và sinh hoạt từ nội thành đã làm ô nhiễm môi trường sống tại một số nơi ở ngoại thành.
Trước tình hình trên, việc xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên vẫn chưa tập trung tìm ra được các phong trào, biện pháp thúc đẩy sự thay đổi tập quán canh tác, sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề sao cho có lợi lâu dài cho môi trường thiên nhiên. Hương ước của các làng nghề vẫn chưa có những quy định đủ mức thay đổi thái độ, hành vi sản xuất - kinh doanh trong việc bảo vệ môi trường.
- Về cách thức ăn, ở, đi lại, sử dụng thời gian rỗi: tại nông thôn ngoại thành còn có những khía cạnh chưa phù hợp với nếp sống văn minh. Thí dụ ăn, ở chưa hợp vệ sinh, chưa ngăn nắp và “giết” thời gian rỗi vào những canh bạc ở nơi này nơi khác. Trong phong trào xây dựng làng văn hóa vẫn chưa chú ý điều chỉnh cách ăn, cách ở, cách sử dụng thời gian rỗi. Đây là một thiếu sót cần phải khắc phục để xây dựng văn hóa ứng xử được bắt đầu từ cách ăn, cách ở, cách mặc như phương châm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành chỉ đạo xây dựng “Đời sống mới” sau Cách mạng tháng 8.1945.
- Về cách thức ứng xử với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô giáo và người lớn tuổi: chưa được chú ý xây dựng nhằm hình thành văn hóa ứng xử mới trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, đô thị hóa tại ngay nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay. Tình trạng xưng hô cộc lốc, hỗn láo với cha mẹ, anh chị ở không ít thiếu nhi nông thôn ngoại thành; quan hệ tranh chấp giữa thanh niên các làng vì chuyện tình bạn, tình yêu; thiếu quan tâm đúng mực đối với các thầy cô giáo... là những biểu hiện thiếu sót trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nông thôn ngoại thành Hà Nội.
- Về cách thức tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử: ở nông thôn ngoại thành dựa
chủ yếu vào cuộc vận động TDĐKXDĐSVH, nhất là quá trình xây dựng làng văn hóa. Nhưng việc phối hợp liên ngành, đoàn thể nhằm vào khâu đột phá của việc xây dựng đời sống văn hóa là văn hóa ứng xử còn hạn chế. Trong xây dựng làng văn hóa chưa chú ý đúng mức vào việc xử phạt nghiêm minh những hành vi thiếu văn hóa trong làng như cãi chửi nhau nhiều lần, xả rác ra đường làng... Việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa chưa toàn diện, chưa chú ý đúng mức đến việc tuyên truyền, vận động ngay từ nếp ăn, ở, hợp vệ sinh và có văn hóa.