Hoàn thành tốt các công việc khác mà cấp trên giao phó.

Một phần của tài liệu td456 (Trang 70 - 74)

Sau khi kết thúc một đợt phân tích công việc thì công ty cũng không nên sử dụng các kết quả này trong một thời gian dài mà cần phải tiến hành phân tích lại công việc, vì nhiệm vụ cũng như tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động thường xuyên biến đổi cùng với quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như công ty thực hiện tốt quá trình phân tích công việc sẽ giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, từ đó có phương hướng phấn đấu, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả hơn..

3.2.2 Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động. của người lao động.

Đánh giá thực hiện công việc: “là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động”. Đánh giá thực hiện công việc là công cụ quan trọng tạo động lực cho người lao động. Khi doanh nghiệp tiến hành đánh giá thực hiện công việc, người lao động có thể nhân được các lợi ích như: có được định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng, được đào tạo một cách hợp lý, biết rõ hiệu quả làm việc của mình từ đó xác định được những điểm cần cải tiến để nâng cao hiệu quả, nhận được sự hỗ trợ kịp thời của người quản lý khi gặp khó khăn, được đề đạt ý kiến để cải thiện điều kiện lao động... Tất cả những lợi ích đó sẽ tạo cho người lao động có động lực làm việc tốt vì họ nhân được sự quan tâm, khích lệ cổ vũ của người quản lý.

Trong những năm vừa qua, công ty truyền tải điện 1 chưa có tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của cá nhân một cách khoa học, thống nhất. Việc đánh giá còn mang tính định tính, chung chung. Thông thường, cứ cuối mỗi tháng, các phòng ban lại họp lại để bình bầu xem người nào hoàn thành

một cách cụ thể cho nên việc đánh giá thường dựa vào nhận định chủ quan của người đánh giá. Chính vì vậy, công ty cần xây dựng một hệ thống đánh giá rõ ràng, cụ thể.

Một hệ thống đánh giá khoa học, hợp lý phải bao gồm ba yếu tố cơ bản sau: - Các tiêu chuẩn thực hiện công việc: các tiêu chuẩn này cần phải được xác định dựa trên quá trính phân tích công việc. Nếu quá trình phân tích công việc mà được thực hiện tốt sẽ giúp có được các tiêu chuẩn cần thiết trên. Những tiêu chuẩn này phải cho người lao động thấy được cần phải làm những gì trong công việc và cần phải làm tốt đến mức nào? Đồng thời, nó phải phản ánh được một cách hợp lý các mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng của thực hiện công việc.

- Tiến hành đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn. Đây là yếu tố trung tâm của đánh giá. Chúng ta cần phải xác định cái gì cần được đo lường trong công việc của người lao động và đo bằng những tiêu thức nào? Đồng thời chúng ta cũng cần phải xác định xem hệ thống đo lường nên hướng vào việc sử dụng các kết quả của công việc hay hành vi thực hiện công việc hay các phẩm chất của người lao động khi thực hiện công việc.

- Cung cấp thông tin phản hồi nhằm đưa ra những nhận xét về ảnh hưởng của một hành vi hay hiệu quả làm việc của một cá nhân. Từ đó, khuyến khích những hành vi tích cực và hạn chế những hành vi tiêu cực. Việc cung cấp thông tin phản hồi cho người lao động chỉ có thể đem lại kết quả cao nhất khi mối quan hệ giữa người cung cấp và người nhận thông tin là cởi mở, chân thật và tôn trọng lẫn nhau. Đây là một công việc hết sức quan trọng bởi vì nếu không cung cấp thông tin phản hồi cho người lao động thì sẽ tạo cho họ cảm giác bị cô lập. Khi những khó khăn không được hiểu và đánh giá đúng, người

lao động sẽ không thể tiến bộ và thỏa mãn trong công việc, từ đó làm giảm động lực lao động.

Tại công ty, các tiêu thức sử dụng để đánh giá còn mang tính sơ lược, chung chung và nó phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người quản lý trực tiếp. Các tiêu thức này chưa được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu mang tính định lượng cho nên gây khó khăn rất nhiều cho người đánh giá. Người lao động cũng khó đánh giá được hiệu quả công việc của mình. Sau đây tôi xin đưa ra mẫu phiếu đánh giá mà công ty có thể tham khảo áp dụng:

Bảng 3.4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN

(Sử dụng cho vị trí nhân viên)

Họ và tên: Mã số nhân viên:

Bộ phận: Chức vụ:

Ngày vào làm việc: Thời gian đánh giá từ: đến: MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ:

CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 0 THÁI ĐỘ LÀM VIỆC 1 2 3 4 5Kiến thức và kỹ năng Kiến thức và kỹ năng

chuyên môn

Quan tâm đến sự phát triển của công ty

Bảo đảm ngày giờ công Quan hệ với đồng nghiệp

Hoàn thành công việc đúng thời hạn

Tinh thần trách nhiệm Chất lượng/kết quả công

việc

Khả năng giải quyết vấn đề

Chấp hành nội quy và kỷ luật

Trung thực, chính trực, tự tin

Kỹ năng trao đổi thông tin Tinh thần học hỏi NHỮNG KỸ NĂNG KHÁC KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN Ngoại ngữ Sẵn sàng chấp nhận thử thách Tin học Sáng kiến Khác: Khả năng giám sát/tổ chức Khả năng hướng dẫn

Nhận xét: Ưu điểm: Khuyết điểm: Đề nghị:

Yêu cầu ghi chi tiết phần nhận xét và đề nghị

Người đánh giá Phê duyệt của cấp trên Tên: Bộ phận: Ngày:

Ngày: Ký tên: Ký tên:

Chú thích

Một phần của tài liệu td456 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w