Những vớng mắc còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng No và PTNT Hà Nội (Trang 58 - 62)

chi nhánh ngân hàng no và ptnt hà nộ

2.3.2Những vớng mắc còn tồn tại:

Có thể thấy rằng, việc phân loại tài sản Có để trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc là một vấn đề khá mới mẻ, mới đợc các ngân hàng thực hiện trong khoảng 3 năm nay. Vì vậy, quy định này vẫn còn một số điểm vớng mắc, hạn chế nhất định, Do đó, trong công tác thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng, ngân hàng No và PTNT Hà Nội nói riêng và các NHTM nói chung gặp phải một số vớng mắc xuất phát từ chính quy định của Ngân hàng Nhà nớc:

Một là, theo qui định, căn cứ để trích lập dự phòng là dựa trên việc phân

loại tài sản Có của ngân hàng, với hai hoạt động chính là hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ thanh toán. Việc phân loại này chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn của các khoản vay chứ cha dựa vào yếu tố rủi ro của khoản vay. Tức là việc đánh giá nợ quá hạn mới chỉ dựa trên cơ sở định lợng mà cha tính tới yếu tố định tính. Đây là điểm khác biệt cơ bản trong tiêu chí phân loại nợ của ta so với thông lệ quốc tế trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng. Ngoài ra, việc xác định và hạch toán nợ quá hạn của các NHTM mới thực hiện theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam nên còn khoảng cách khá xa so với tiêu chuẩn kế toán quốc tế:

+ Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam cha xếp nợ quá hạn đối với những khoản vay đến hạn trả nợ, khách hàng không trả đợc nợ nhng đợc ngân hàng

gia hạn nợ. Trong khi đó theo thông lệ quốc tế, những khoản vay này phải đợc xếp vào nợ quá hạn.

+ Theo thông lệ quốc tế, đối với một khoản vay đến kì hạn trả nợ gốc hoặc lãi mà khách hàng không trả đợc nợ lãi hoặc gốc thì đều xếp vào nợ quá hạn. Quyết định 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc ban hành ngày 31/12/2001về qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng đã khắc phục đợc một phần sự khác biệt này: “ khi đến kì hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không đợc gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số d nợ sang nợ quá hạn “. ở điểm này chúng ta đã có sự chỉnh sửa xong vẫn còn sự khác biệt so với thông lệ quốc tế ở chỗ, nếu khách hàng đợc điều chỉnh kì hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc đợc gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì vẫn không xếp vào nợ quá hạn.

+ Theo thông lệ quốc tế một khách hàng có nhiều khoản vay đối với ngân hàng, nếu có một khoản vay bị xếp vào nợ quá hạn thì tất cả các khoản vay khác cũng xếp vào nợ quá hạn.

Nếu áp dụng những tiêu chí quốc tế về nợ quá hạn vào hệ thống NHTM Việt Nam thì mức nợ tồn đọng của các NHTM Việt Nam theo ớc tính của Ngân hàng Thế giới có thể lên tới 3-4 tỷ đô la Mỹ. Nh vậy, mức độ rủi ro trong hoạt động của NHTM Việt Nam cũng cha đợc đánh giá chính xác so với thực tế. Điều này đặt ra yêu cầu đa ra một tiêu chí đánh giá phù hợp đẻ dự báo những rủi ro một cách đầy đủ nhằm đa ra một kế hoạch trích lập dự phòng phù hợp và kịp thời.

Hai là, theo qui định, các ngân hàng chỉ trích lập dự phòng đối với

những khoản nợ đã quá hạn. Còn đối với những khoản nợ trong hạn và đã đợc gia hạn nợ thì tỷ lệ trích lập là 0%. Điều này rõ ràng làm các ngân hàng bị động trong việc xử lý rủi ro và không phản ánh tính lành mạnh của báo cáo tài chính của NHTM. Vì thực chất, đối với những khoản nợ đợc điều chỉnh kì hạn nợ ( lãi hoặc gốc ) hoặc đợc gia hạn nợ cũng đợc coi là một cấp độ quá hạn và ngân hàng đều phải trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản này. Mặt khác, trên thực tế, đối với những khoản nợ trong hạn, thậm chí cả những khoản ngân hàng vừa mới giải ngân đã có thể có rủi ro, khách hàng sẽ không thể hoặc gặp

khó khăn trong việc hoàn trả. Nếu thực hiện theo đúng qui định mà chờ đến khi trích đủ mức dự phòng thì ngân hàng có thể bị thiệt hại, làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng.

Ba là, các NHTM hiện nay mới chỉ trích dự phòng cho hoạt động tín

dụng là chủ yếu. Và qui định của Ngân hàng Nhà nớc cũng mới qui định rõ ràng về việc phân loại tài sản Có và tỉ lệ trích lập đối với hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng hiện đại, hoạt động dịch vụ, hoạt động thanh toán của ngân hàng sẽ càng ngày càng mở rộng và đa dạng, đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Bởi vậy, một qui định chi tiết hơn về việc trích lập dự phòng đối với hoạt động dịch vụ thanh toán là rất cần thiết.

Riêng đối với việc trích lập dự phòng cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng còn vớng mắc. Hiện nay trên bảng cân đối của ngân hàng No và PTNT nói chung và ngân hàng No và PTNT Hà Nội nói riêng, các khoản nợ tồn đọng do cơ chế chính sách nh mía đờng..., nợ khoanh do thiên tai, cho vay theo chỉ định của chính phủ... là rất lớn nên ngân hàng cha thể trích đủ dự phòng theo chỉ tiêu đợc giao. Bởi lẽ nếu trích lập dự phòng theo đúng qui định thì chi phí tăng, lợi nhuận của ngân hàng giảm, thậm chí là lỗ, ảnh hởng đến thu nhập của cán bộ và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế, đối với những khoản nợ tồn đọng này, ngân hàng đều có sự phân bổ trích lập phù hợp cho các chi nhánh. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là số thực trích lập dự phòng rủi ro cha phản ánh đúng về chất lợng hoạt động tín dụng của ngân hàng, hạn chế tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của ngân hàng.

Bốn là, hiện nay nguyên tắc xử lý rủi ro là chỉ xử lý nợ gốc, không xử

lý lãi. Trong khi đối với hoạt động cho vay thông thờng, các NHTM sẽ theo dõi và hạch toán tiền lãi trên tài khoản tiền lãi cộng dồn dự thu, có nghĩa là ngân hàng hạch toán theo thời điểm số lãi đó phát sinh chứ không phải thời điểm số lãi đó thực sự đợc thu nhận. Khi khoản vay đợc chuyển nợ quá hạn theo dõi và đợc xử lý rủi ro bằng dự phòng thì số lãi đó sẽ phải thoái thu. Nh vậy, thu nhập của ngân hàng đã bị tăng khống lên một lợng tại thời điểm tính lãi và bị giảm bớt tại thời điểm xoấ nợ, điều này sẽ làm sai lệch tình hình tài chính của ngân hàng. Khi ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động tín dụng, thì

ngân hàng không chỉ bị mất số vốn cho vay ra mà còn mất cả số lãi đáng ra thu đợc. Nh vậy, khi trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cũng cần quan tâm đến vấn đề này, vì số tiền lãi thu đợc của các ngân hàng không phải là nhỏ và đó là nguồn thu chủ yếu của các NHTM Việt Nam.

Năm là, theo qui định phân quyền về xử lý rủi ro thì tại chi nhánh ngân

hàng No và PTNT Hà Nội chỉ đợc xử lý rủi ro đối với những khoản nợ quá hạn trong phạm vi số tiền nhất định qui định cho từng loại đối tợng. Còn các trờng hợp khác phải gửi về trung tâm điều hành để Hội đồng xử lý rủi ro tại Hội sở chính ra quyết định. Điều này đã phần nào hạn chế tính tự chủ trong phòng ngừa và xử lý rủi ro của chi nhánh. Đồng thời nó cũng tạo thêm một khối lợng chứng từ lớn mà chi nhánh phải lập, làm giảm tính kịp thời, hiệu quả trong việc xử lý rủi ro.

Sáu là, để đợc sử dụng số dự phòng đã trích vào việc xử lý rủi ro, chi

nhánh phải kiểm tra xem khoản vay đó có đáp ứng đủ các điều kiện và hồ sơ đã đầy đủ theo qui định hay cha. Nh vậy, không phải bất cứ khoản vay nào cũng đợc xử lý bằng dự phòng mà phải hội đủ các điều kiện nhất định. Qui định này đã làm hạn chế tính chủ động của chi nhánh cũng nh làm giảm hiệu quả thực sự của quĩ dự phòng.

Bảy là, hiện nay việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của các NHTM

đợc thực hiện theo từng quí. Trong khi đó, hoạt động của ngân hàng biến động theo từng ngày, cũng nh những rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng có thể gặp phải cũng có thể thay đổi theo từng ngày. Vì thế, việc trích lập và xử lý rủi ro theo từng quí có thể không phản ánh kịp thời và chính xác tình hình hoạt động của ngân hàng.

Chơng 3

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng No và PTNT Hà Nội (Trang 58 - 62)