Công tác hợp tác quốc tế được mở rộng, khai thác tốt tiềm lực bên ngoài

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 40)

I. Khái quát sự phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2007

5. Công tác hợp tác quốc tế được mở rộng, khai thác tốt tiềm lực bên ngoài

Với nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế, Du lịch Việt Nam đã ký và thực hiện tốt 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế, tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác. Ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; thiết lập và tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác hành lang Đông-Tây, hợp tác sông Mêkông-sông Hằng, hợp tác ASEAN, APEC, ASEM, hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO)…; có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ.

Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động gắn kết hoạt động

du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và thế giới. Một số chính phủ và tổ chức quốc tế như Luxembourg, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Cu Ba, cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, EU, WTO… cam kết và viện trợ không hoàn lại gần 40 triệu USD về đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật cho Du lịch Việt Nam; thu hút 6,112 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào 239 dự án (chiếm 20% tổng số vốn FDI cả nước – không tính số dự án đầu tư vào văn phòng và căn hộ cho thuê). Ngành Du lịch đã thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hóa, ẩm thực, nguyên liệu, lao động…) đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ.

Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đa phương và song phương trong du lịch; việc đón tiếp gần 3 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm và đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch ra nước ngoài đã đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền về đất nước, con người và du lịch Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, tăng cường ngoại giao nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước.

II. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2007.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w