ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO KHU CÔNG NGHIỆP LONG THÀNH PHÁT TRIỂN XANH BỀN
5.2.2. Quy hoạch môi trường theo từng giai doạn phát triển xanh bền vững
5.2.2.1. Kế hoạch hiện nay đến 2015
a.Tăng cường giám sát chất lượng môi trường: mục đích của việc giám sát chất lượng môi trường là phân tích, đánh giá những biến đổi môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, giám sát chất lượng môi trường còn có nghĩa là giám sát việc xả thải từ các nguồn gây ô nhiễm
Hình 1: Kiểm tra tất cả các kỹ thuật SXSH
Kiểm tra tất cả các kỹ thuật SXSH
Giảm chất thải tại nguồn
Tái sinh tại chỗ Điều chỉnh sản phẩm Tiết kiệm năng lượng Quản lý nội vi tốt
Thay đổi qui trình Nguyên liệu đầu vào thay đổi
Kiểm soát qui trình tốt hơn Tái sử dụng
Thu hồi nguyên liệu Ứng dụng hữu ích Hiệu chỉnh thiết bị Thay đổi công nghệ Thiết kế lại sản phẩm Thay đổi thành phần sản phẩm
Tiết kiệm điện năng Tiết kiệm nhiệt năng
• Các nguồn thông tin để phát triển cơ hội SXSH:
- Suy nghĩ trong nhóm dự án: vượt rào cản, khuyến khích ý nghĩ sáng tạo và độc lập.
- Ý kiến bên ngoài nhóm dự án: khuyến khích tất cả các cá nhân trong doanh nghiệp.
- Các giải pháp tham khảo: cơ sở dữ liệu, sổ tay, báo cáo SXSH trước đây…
- Khảo sát và chuẩn mức công nghệ.
Một vài phương pháp được dùng trong thẩm định đầu tư là:
•Thu thập dữ liệu:
- Vốn đầu tư:
o Thiết bị, xây dựng, linh tinh…
o Đào tạo khởi động…
- Chi phí và lợi ích của vận hành:
o So sánh chi phí: để so sánh các lựa chọn có thu nhập như nhau.
o So sánh lợi ích: dựa trên thu nhập và lượng tiết kiệm của cùng lựa chọn.
• Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế: Thời gian hoàn vốn:
Nhỏ hơn 1-2 năm đối với các dự án đơn giản;
Nhỏ hơn 3-4 năm đối với các dự án có chi phí trung bình; Lớn hơn 5 năm đối với các dự án có chi phí lớn.
Suất hoàn vốn nội tại (IRR): Lớn hơn nhiều lãi suất ngân hàng.
- Giá trị hiện tại thuần (NPV): lớn hơn nhiều so với 0 (Sau thời gian khấu hao)
Phương pháp dùng thời gian hoàn vốn là phương pháp thường được sử dụng vì phương pháp này đơn giản và có thể tính toán nhanh. Đối với các giải pháp SXSH tập trung đầu tư, cần phải tiến hành phân tích kinh tế chi tiết hơn, ví dụ như IRR và NPV.
• Nếu như SXSH đã được bắt rễ và tiếp tục thực hiện, điều đặc biệt quan trọng phải nhấn mạnh ở đây là nhóm SXSH không được để mất đà sau khi đã được thực hiện được một vài giải pháp SXSH.
• Quan trắc và đánh giá kết quả: Duy trì SXSH sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc quản lý hàng ngày. Để duy trì SXSH cần quan trắc định kỳ ở cấp doanh nghiệp và quá trình sản xuất.
• Báo cáo các kết quả SXSH: Để duy trì các cam kết, các kết quả SXSH cần được báo cáo lại với ban lãnh đạo và các nhân viên.
• Chuẩn bị cho một đánh giá mới về SXSH: Sau khi kết thúc, một đánh giá mới về SXSH cần được bắt đầu để đảm bảo sự cải thiện liên tục cho doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu của SXSH.
• Liên tục đưa SXSH vào quản lý hàng ngày:
- Hình thành hệ thống quản lý môi trường, dù có chứng nhận hay không, cũng sẽ đảm bảo rằng SXSH được duy trì trong chương trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Việc thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 có thể sẽ mang tính liên tục có giá trị của SXSH.
c.Các đề xuất về quản lý:
1) Thiết lập một chương trình quản lý năng lượng:
2) Không nên xem các thiết bị là những khoản phải chi để cắt giảm mà hãy xem chúng như là trung tâm lợi nhuận để tối ưu hoá bằng cách giảm tiêu hao.
3) Đo đạc, hình tượng hoá và phổ biến số liệu.
4) Chuyển đổi hệ thống đo lường dùng hiệu suất sang đo lường bằng tiền tệ.
5) Thiết lập các mức ngưỡng thực hiện thấp nhất: phần thưởng cao hơn.
6) Chúng ta phải đổ mồ hôi nhưng lợi nhuận ít, và tăng hiệu quả năng lượng là tăng lợi nhuận.
7) Công nghệ và thiết kế biến động không ngừng. Đừng bao giờ ngừng học hỏi.
8) Yêu cầu và khuyến khích các nhà cung cấp thiết bị có hiệu suất cao: thưởng trên những tiết kiệm đo đạc được, không phải tốn kém.
9) Không ngừng cải tiến.
Quy trình quản lý năng lượng trong xí nghiệp công nghiệp:
1) Nhận thức về các cơ hội tiết kiệm tiềm năng:
• Các biện pháp quản lý nội vi và nhận thức về thất thoát.
• Theo giõi số liệu tiêu thụ năng lượng và các số liệu chính.
• Xí nghiệp có chính sách, chủ trương đến việc giảm chi phí.
• Có khả năng làm việc với các dự án cải tiến.
2) Cam kết của lãnh đạo cao cấp:
• Thiết lập các chế độ tiết kiệm năng lượng trong cơ cấu quản lý.
• Chỉ định người quản lý năng lượng;
• Khởi đầu qui trình hoạch toán năng lượng;
• Khởi đầu chương trình đào tạo.
3) Kiểm toán năng lượng sơ bộ:
• Chuẩn bị và tổ chức tiết kiệm năng lượng;
• Phỏng vấn những người quan trọng;
• Cung cấp bản câu hỏi;
• Lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo hiện có;
• Thu thập dữ liệu.
4) Kiểm toán năng lượng chi tiết:
• Xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng không cần chi phí hoặc chi phí thấp;
• Xác định các dự án đòi hỏi nhiều vốn.
• Thiết lập các qui trình vận hành và bảo dưỡng TKNL;
• Thiết lập các qui trình báo cáo.
5.2.2.2. Quy hoạch từ 2015 – 2020
a. Hệ thống khuôn viên cây xanh
- Cây xanh vườn hoa: Là diện tích cây xanh chủ yếu để người đi bộ đến dạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn. Diện tích vườn hoa không lớn, từ vài ba ha trở xuống. Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các công trình xây dựng tương đối đơn giản.
- Cây xanh sử dụng công cộng phải được gắn kết chung với các loại cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên môn, và vành đai xanh ngoài đô thị (kể cả mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.
- Quy hoạch và trồng cây xanh sử dụng công cộng không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, làm hư hại công trình kiến trúc, hạ tầng, kỹ thuật đô thị, không gây nguy hiểm tới người sử dụng và môi trường sống của cộng đồng.
- Tổ chức hệ thống cây xanh sử dụng công cộng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục không gian kiến trúc, quy mô, tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật, truyền thống tập quán cộng đồng của đô thị.
-Vườn hoa là một hình thức công viên nhỏ, hạn chế về quy mô, nội dung với diện tích từ 1-6 ha và gồm ba loại chủ yếu:
Loại I : Tổ chức chủ yếu dành cho dạo chơi, thư gian, nghỉ ngơi. Loại II: Ngoài chức năng trên còn có tác dụng sinh hoạt văn hóa như biểu diễn nghệ thuật quần chúng, triển lãm hay hoạt động tập luyện TDTT Loại III: 5 Vườn hoa nhỏ phục vụ khách bộ hành, khách vãng lai, trang trí nghệ thuật cho công trình đường phố, quảng trường, diện tích không quá 2ha.
Ban quản lý tiến hành Phát động phong trào khuôn viên xanh cho toàn bộ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tập thể cán bộ trong KCN Long Thành.
Đây là cơ sở để cái thiện sức khỏe người lao động, gia tăng diện tích xanh trong KCN, cái thiện vi khí hậu, giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn.
b. Hệ thống công viên cây xanh
- Cây xanh công viên: Là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt ngoài trời cho người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hoá quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần…
- Công viên thiếu nhi có quy mô trên 10ha phải tổ chức công viên với nhiều khu chức năng:
- Công viên thể thao phải đảm bảo kích thước sân b•i theo tiêu chuẩn và bố trí hợp lý hệ thống sân bãi tập. Cây xanh phải thoả mãn yêu cầu thông gió, chống ồn, điều hoà không khí và ánh sáng, cải thiện tốt môi trường vi khí hậu để đảm bảo nâng cao sức khoẻ vận động viên và người tham gia thể thao.
-Tổ chức không gian xanh sử dụng công cộng phải tận dụng, khai thác, lựa chọn đất đai thích hợp, phải kết hợp hài hoà với mặt nước, với môi trường xung quanh, tổ chức thành hệ thống với nhiều dạng phong phú : tuyến, điểm, diện
Chú thích:
o Tuyến là các giải cây xanh đường phố, ven kênh rạch, sông ngòi.
o Điểm là các vườn hoa công cộng.
o Diện hoặc mảng là các công viên các cấp trong đô thị.
-Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lí để có được tác dụng trang trí, phân cách, chống bụi, chống ồn, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan đường phố, cải tạo vi khí hậu, vệ sinh môi trường, chống nóng, không gây độc hại, nguy hiểm cho khách bộ hành, an toàn cho giao thông và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng đô thị ( đường dây, đường ống, kết cấu vỉa hè mặt đường).
- Cây xanh ven kênh rạch,ven sông phải có tác dụng chống sạt lở, bảo vệ bờ, dòng chảy, chống lấn chiếm mặt nước.
Cây xanh đường phố phải là mối liên kết các “điểm”, “diện” cây xanh để trở thành hệ thống cây xanh công cộng.
a. Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh - Cây thân đẹp, dáng đẹp
- Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi
- Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp.
- Không có quả thịt gây hấp dẫn ruồi muỗi
- Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu - Có bố cục phù hợp với quy hoạch được duyệt. b. Về phối kết nên:
- Nhiều loại cây, loại hoa
- Cây có lá, hoa màu sắc phong phú theo 4 mùa
- Nhiều tầng cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước , tượng hay phù điêu và công trình kiến trúc.
- Sử dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với mặt nước, cây với công trình và xung quanh hợp lý, tạo nên sự hài hoà, lại vừa có tính tương phản vừa có tính tương tự, đảm bảo tính hệ thống tự nhiên.
5.2.2.3. Quy hoạch từ 2020- 2025
Mở rộng diện tích KCN, quy hoạch tiến hành xây nhà chung cư cao tầng cho người có thu nhập thấp, hướng tới một KCN Long Thành hiện đại, bền vững. Giải quyết vấn đề chỗ ở cho 7.990 người lao động không phải là dễ, phải tiến hành đề ra các mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu lâu dài cho các cấp quản lý KCN. Một KCN phát triển bền vững đòi hỏi phải hiểu về môi trường, sức khỏe lao động là cần thiết, bền vững để phát triển lâu dài hiệu quả.
Chương 5
KẾT LUẬN
Nhằm phổ biến và hướng dẫn cho các Doanh nghiệp hiểu rõ những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với từng trường hợp cụ thể, giúp Doanh nghiệp hạn chế tối đa các thiếu sót và những sai phạm không đáng có, đồng thời góp phần chung vào công cuộc Bảo vệ môi trường – Phát triển bền vững, sáng ngày 04/08/2010, KCN nên học hỏi kinh nghiệm từ KCN Long Hậu khi đã tổ chức chương trình Phổ biến nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
Tăng cường diện tích cây xanh: phát triển hệ thống khuôn viên cây xanh, lắp đầy khoản trống bằng cây xanh, Nâng diện tích cây xanh từ 14,43% lên 20%.
Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, Gia tăng khả năng sản xuất sạch hơn, giảm thiểu tại nguồn, tăng cường kiểm soát chất lượng môi trường.
Tuyên truyền nhận thức và phổ biến kiến thức pháp luật về môi trường cho các DN trong KCN Long Thành, bên cạnh đó hãy tham vấn ý kiến của các chuyên gia môi trường trong công tác mở rộng diện tích trồng cây xanh hợp lý.