Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cục

Một phần của tài liệu Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa (Trang 49 - 50)

- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,Đăng bạ

c/ Hệ thống nộp đơn điện tử phi trực tuyến

2.4/ Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cục

Tại địa bàn Hà Nội, khi tiến hành thanh trahầu như mọi chủng loại hàng hóa từ các sản phẩm tiêu dùng thông thường đến những sản phẩm gia dụng, đặc dụng như mỹ phẩm, dược phẩm...đều có hàng nhãi nhãn hiệu, nhãn hiệu không rõ xuất xứ hay có nhiều dấu hiệu vi phạm về sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa. Những cơ sở sản xuất vi phạm thường có quy mô sản xuất nhỏ, làm ăn manh mún không có được những sản phẩm cạnh trạnh với các sản phẩm khác. Tình trạng vi phạm trắng trợn, tràn lan đối với những sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa trên địa bàn. Đây chính là hình thức “núp bóng” những nhãn hiệu đã tạo dựng được uy tín và hành vi vi phạm này gây thiệt hại không ít cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đụng vào đâu và ở lĩnh vực nào liên quan đến sáng tạo và về mẫu mã, kiểu dáng, người ta cũng có thể thấy sự sao chép và lợi dụng những nhãn hiệu có sẵn một cách trắng trợn. Các cơ sở nhỏ lẻ cũng dựa vào các "đại gia" mà kiếm sống, có bột giặt TOMOT bên cạnh Omo, có nước suối đóng chai Lavile bên cạnh Lavie. Hay như công ty Haipharco đã sản xuất và cho lưu thông một sản phẩm thuốc Hoạt huyết dưỡng não có bao bì ngoài và vỉ thuốc giống hệt với sản phẩm thuốc Hoạt huyết

dưỡng não của Traphaco, dễ dàng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi họ không chú ý và thậm chí dẫu có chú ý cũng không phải là dễ phát hiện ra sự khác nhau đó. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự lợi dụng của những cái tên. Trên thị trường Hà Nội có những sản phẩm có chung một công dụng, có nhãn mác giống y hệt nhưng chỉ thay đổi vài chi tiết nhỏ vẫn được bày bán công khai. Mặc dù số vụ vi phạm trên thực tế rất cao nhưng theo thống kê của Cục SHTT thì cả nước có 306 vụ (2004); 324 vụ (2005); 344 vụ (2006) và 368 vụ (2007) khiếu nại việc vi phạm quyền SHTT về nhãn hiệu hàng hóa. Điều này cho thấy ngay cả khi biết nhãn hiệu hàng hóa của mình bị xâm phạm thì các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra lúng túng trong việc khiếu nại cũng như có hành vi ngăn chặn các xâm phạm đó. Và vì vậy càng làm cho tình hình vi phạm trở lên nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn. Bên cạnh đó việc xử lý vi phạm lại tỏ ra yếu và chưa mạnh tay, theo thống kế chỉ có khoảng 20% số vụ vi phạm bị xử lý và chủ yếu là phạt cảnh cáo và hành chính, với số tiền rất ít hầu như không đáng kể, không có tác dụng dăn đe hay ngăn chặn.

Trong hoạt động thanh tra bên cạnh việc phân công và bổ nhiệm chức năng giám sát cho từng bộ phận phòng, cán bộ trong Cục thì Cục cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Cục Quản lý thị trường, Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cơ quan Công an,…giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt đông thanh tra, giám sát các doanh nghiệp, tổ chức về nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn được đánh giá là khâu yếu nhất bởi sự phối hợp giữa các cơ quan này vẫn thiếu tính linh hoạt, còn chưa nhất quán và thống nhất trong các hoạt động quản lý và ràng buộc nhau khá nhiều trong hệ thống quyền hạn của các cơ quan.

Một phần của tài liệu Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w