Các cơ sở, trung tâm đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 55)

III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo NNL trong

3.3. Các cơ sở, trung tâm đào tạo

Các cơ sở, trung tâm đào tạo là nơi trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học viên. Các cơ sở, trung tâm đào tạo có thể do Nhà nước lập ra, cũng có thể do tư nhân đứng ra mở. Qua thực tế, chúng ta nhận thấy rằng, trong các trường lớp đào tạo do Nhà nước (bộ, viện, trường, tỉnh, huyện) hoặc do tư nhân mở chiếm một tỷ trọng lớn và

cần phải được tính toán đầy đủ nhu cầu, hình thức đào tạo trong kế hoạch đào tạo của tỉnh, huyện cũng như của cả nước, cho nhu cầu trước mắt cũng như nhu cầu lâu dài. Muốn đào tạo có hiệu quả trước hết các trung tâm, cơ sở này phải xây dựng cho mình một chương trình đào tạo cho học viên một cách khoa học, luôn cập nhật những thong tin hiên đại nhất.

- Thứ hai, các cơ sở, trung tâm đào tạo cần tăng cường đầu tư để phát triển đội ngũ giáo viên đủ về chất lượng và số lượng. Chất lượng ở đây là yêu cầu đội ngũ cán bộ giáo viên phải có đủ trình độ chuyên môn, có kiến thức giảng dạy, có sự hiểu biết toàn diện và cao hơn nữa là có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Số lượng ở đây nghĩa là các cơ sở, trung tâm đào tạo phài luôn đảm bảo số lượng giáo viên giảng dạy, tránh trường hợp thiếu giáo viên, lớp học bị bỏ trống.

- Thứ ba, các cơ sở thường xuyên đổi mới phương pháp đào tạo -> đáp ứng được chương trình đào tạo mới, phù hợp với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Từng bước xây dựng chương trình đào tạo thống nhất, hiện đại theo tiêu chuẩn đề ra. Xây dựng một chương trình lien thong giữa các trình độ đào tạo nghề và chuyên môn với các trình độ khác cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người lao động và để sử dụng nguồn lao động hiện có ở công ty được hiệu quả hơn.

- Thứ tư, hàng năm tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học nhằm bàn bạc, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo định hướng thị trường, nâng cao kỹ năng thực hành để đáp ứng được những biến đổi của thị trường. Các bài giảng dạy phải luôn hướng tới việc gắn kết chặt chẽ giữa nội dung và thực tế, đưa thực tiễn vào trong bài giảng, nhằm hiện thực hoá bài giảng, giúp cho người học viên có thể hiểu bài một cách nhanh nhất và thấy được tầm quan trọng của bài giảng.

- Thứ năm, Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đào tạo nghề chuyên môn ở các cấp, đặc biệt là đối với những người chưa được qua đào tạo, có tay nghề chuyên môn chưa cao. Tạo mọi điều kiện để người lao động có thể phát triển năng lực của mình trong mọi vị trí công việc và hình thành một cơ cấu lao động hợp lý trong công ty họ đang làm.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w