Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC)

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 38 - 94)

Tuy còn nhiều khó khăn về mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và các hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh nhưng công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản đã thu nợ quá hạn đạt 124% kế hoạch, tập trung khai thác tốt các tài sản được bàn giao, quản lý triển khai tích cực một số dự án tăng nguồn lực kinh doanh cho ngân hàng. Các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Vì vậy đã góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của hệ thống, đóng gớp tích cực vào thành công chung của ngân hàng.

Với những kết quả đạt được trong nhiều năm hoạt động ngân hàng Quân Đội đã xây dựng được vị thế vứng chắc đối với các đối tác và khách hàng, mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ về dịch vụ của ngân hàng Quân Đội trong tương lai.

2.1.4. Giới thiệu khối quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ (Treasury) của ngân hàng Quân đội:

Phòng nguồn vốn và KDNT của ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập năm 1999 theo quyết định của Ban lãnh đạo ngân hàng. Sau 5 năm đi vào hoạt động, căn cứ vào đề án đổi mới hoạt động của ngân hàng, xét tình hình và nhu cầu thực tế ngày 24/12/2004 Ban lãnh đạo ngân hàng đã quyết định thành lập khối quản lý vốn và KDNT thuộc ngân hàng TMCP Quân đội theo quyết định số 1855/QĐ/NHQĐ-HS.

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức khối Treasury

Khối Treasury gồm có: Trưởng khối, Bộ phận Treasury tại hội sở-Sở giao dịch, Bộ phận Treasury tại các chi nhánh cấp 1, và các cán bộ làm công tác nguồn vốn tại các chi nhánh cấp 2, Phòng giao dịch.

Bộ phận Treasury tại Hội sở-Sở giao dịch gồm: Bộ phận giao dịch Treasury (gọi tắt là Treasury Front-Office) và Bộ phận hỗ trợ và giám sát rủi ro Treasury (gọi tắt là Treasury Back-Office)

Khối Treasury chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc Ngân hàng.

Trưởng khối Treasury là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của khối Treasury, đảm bảo tuân thủ các chức năng nhiệm vụ của khối.

Khối Treasury tại Hội sở, Bộ phận Treasury tại các chi nhánh cấp 1, cán bộ làm công tác nguồn vốn tại các chi nhánh cấp 2, Phòng giao dịch chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của Trưởng khối Treasury; đồng thời chịu sự quản lý về mặt hành chính của Giám đốc Sở giao dịch/Chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch.

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của khối Treasury

Khối Treasury có những chức năng nhịêm vụ cơ bản sau:

-Thực hiện quản lý tập trung vốn, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng TMCP Quân đội.

-Thực hiện các chiến lược, chương trình quản lý tài sản Nợ - Tài sản có do Uỷ Ban ALCO đưa ra.

-Quản lý các mối quan hệ vay – cho vay vốn với các Ngân hàng và tổ chức khác để đảm bảo khả năng thanh khoản cho Ngân hàng.

-Giám sát trạng thái vốn của Ngân hàng.

-Đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các đơn vị kinh doanh thông qua việc giảm thiểu các nguồn vốn không sinh lời của ngân hàng.

-Thực hiện cơ chế mua bán vốn nội bộ với các đơn vị kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội.

-Quản lý các tài khoản Nostro của Ngân hàng TMCP Quân đội.

-Bán các sản phẩm Treasury cho các khối khách hàng của ngân hàng Quân đội bao gồm: khối khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính.

-Kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng đối với những sản phẩm Treasury được cho phép, với mục đích tối đa hoá lợi nhuận trong hạn mức rủi ro cho phép.

-Củng cố uy tín của ngân hàng TMCP Quân đội trên thị trường liên Ngân hàng.

2.1.4.3.Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ

• Spot: Thanh toán trong vòng 2 ngày kể từ ngày giao dịch

• Forward: Việt Nam quy định kỳ hạn tối đa 365 ngày

• Option: Option giữa các loại ngoại tệ là đương nhiên và giữa năm 2005 ngân hàng Quân đội đã được NHNN cho phép làm Option giữa VND và các loại ngoại tệ.

• FX sales: Đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cần được đẩy mạnh vì hiện nay hoạt động trading có nhiều rủi ro.

Các loại ngoại tệ giao dịch: VND, USD, EUR, JPY, CHF, AUD, CAD và GBP.

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Quân đội

2.2.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam

* Môi trường pháp lý

Giai đoạn từ năm 1994 đến nay: Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam trong hoạt động ngoại hối và hoàn thiện hệ thống

quản lý ngoại hối của Việt Nam, tăng cường sự giám sát và quản lý ngoại hối của Nhà nước, ngày 17/8/1998, chính phủ đã ra nghị định số 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, thay thế nghị định số 161/HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng bộ trưởng ban hành Điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định quản lý ngoại hối đã bổ sung nhiều nội dung mới mà từ trước đến nay chưa có. Có thể nói, Nghị định quản lý ngoại hối đã đưa ra một khung pháp lý hoàn chỉnh đối với việc quản lý và sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thanh toán quốc tế, đánh dấu một bước tiến trong công tác quản lý ngoại hối và khẳng định mục tiêu quản lý ngoại hối cũng như chủ quyền của VND trên lãnh thổ Việt Nam. Nội dung của nghị định quản lý ngoại hối đã có nhiều đổi mới, theo hướng tự do hoá mở cửa và hội nhập, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích sự phát triển các hoạt động KDNT của các TCTD. Vấn đề cốt lõi của chính sách quản lý ngoại hối là kiểm soát được thị trường ngoại tệ và cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó góp phần duy trì ổn định giá trị Đồng Việt Nam. Đó cũng là yêu cầu cơ bản để hướng tới mục tiêu “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ dùng Đồng Việt Nam”.

Sau khi nghị định số 161 ngày 18/10/1988 Ban hành, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động KDNT cho hầu hết các NHTM. Đối với các NHTM thì đây được xem là sản phẩm mới, do đó bước đầu còn sơ khai về nghiệp vụ, trang thiết bị, quy mô hoạt động cũng như hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ, trình độ quản lý của ngân hàng và nhận thức của đội ngũ khách hàng.

Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/1/1998 ban hành “Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái”. Đây là một quyết định quan trọng tạo nền tảng pháp lý để các NHTM thực hiện kinh doanh ngoại tệ,

đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối.

Ngày 28/5/2004 Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN ngày 1/7/2002 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD cho phép nới rộng kỳ hạn giao dịch và quy định lại nguyên tắc xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn, hoán đổi. Cụ thể:

Các TCTD được phép KDNT được giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ trong kỳ hạn từ 3 – 365 ngày kể từ ngày ký hợp đồng giao dịch thay vì 7 – 180 ngày trước kia.

Về tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD được xác định theo thoả thuận giữa TCTD và khách hàng, đảm bảo không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:(1) tỷ gía giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi , (2)chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi cơ bản của VND do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của USD do Cục Dự TRữ LB Mỹ công bố; và (3) kỳ hạn của hợp đồng. Tỷ giá kỳ hạn giữa VND với các ngoại tệ khác (ngoài USD) và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các TCTD được phép KDNT và khách hàng thoả thuận. Việc mở rộng kỳ hạn làm cho thị trường ngoại tệ trở nên linh hoạt và hấp dẫn hơn.

Ngày 13/12/2005 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Số 28/2005/PL-UBTVQH11 quy định về hoạt động ngoại hối, điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của

đồng Việt Nam; thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; thực hiện các cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Để tạo sự linh hoạt và thông thoáng hơn trong trong hoạt động KDNT của các TCTD, ngày 31/12/2006 NHNN ban hành quyết định số 2554/QĐ- NHNN , thay thế các quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN ngày 1/7/2002. Cho phép nới rộng biên độ giao dịch đối với USD từ 0,25% lên 0,5% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Đối với các ngoại tệ khác: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối xác định. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối xác định.

Với biên độ áp dụng cao hơn hoặc thấp hơn tối đa 0,5% so với tỷ giá liên ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày, các ngân hàng thương mại được phép linh hoạt hơn trong việc ấn định tỷ giá mua, bán cũng như chuyển khoản. Hiện mỗi ngày Ngân hàng Nhà nước đều công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại xây dựng tỷ giá giao dịch áp dụng trong hệ thống của mình (thường thì tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại luôn cao hơn so với tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố).

Thị trường ngoại hối

Từ sau năm 1990, đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, một số chính sách kinh tế đối ngoại cũng như quản lý Ngân hàng đã được nới lỏng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích xã hội phát triển. Năm 1992 hai trung tâm giao dịch ngoại tệ ở Hà Nội và TPHCM đã đi vào hoạt động với mục tiêu cơ bản là hình thành thị trường ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân

hàng và tổ chức kinh tế, đồng thời giúp NHNN quản lý được cung cầu ngoại tệ, giám sát việc chấp hành điều lệ quản lý ngoại hối, từ đó xác định tỷ giá chính thức phù hợp.

Tháng 10 năm 1994, trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch thanh toán ngoại tệ của nền kinh tế như một tổng thể, nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phù hợp với quá trình phát triển thị trường tài chính toàn cầu; với các điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi như hệ thống nhtm đã phát triển cao về mặt số lượng cũng như chất lượng, các điều kiện về kỹ thuật trang bị cho phép trình độ giao dịch của các Ngân hàng đã nâng cao, đặc biệt là nguồn ngoại tệ của nền kinh tế dồi dào như là điều kiện về hàng hoá có tính quyết định đến hoạt động và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam. Đứng trước tình hình đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 203/QĐ-NH ngày 20/10/1994 thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế.

2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Quân đội

Sau 7 năm thành lập và đi vào hoạt động, hoạt động KDNT của ngân hàng Quân đội đã gặt hái được những thành công đáng kể, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. Hoạt động KDNT của ngân hàng Quân đội chủ yếu là phục vụ khách hàng, các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng với mục đích tự doanh chiếm tỷ trọng nhỏ và đang dần dần tăng trong thời gian gần đây.

Trong những năm qua, ngân hàng Quân đội đã cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ mua bán ngoại tệ gồm: mua bán giao ngay (Spot), mua bán kỳ hạn (Forwards), và mua bán ngoại tệ hoán đổi (Swaps), thu đổi ngoại

tệ tiền mặt với hầu hết các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế như: USD, EUR, JPY, CHF...Đặc biệt năm 2005 NHNN chính thức chấp thuận cho ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn (Options) tiền đồng với các ngoại tệ tự do chuyển đổi, trong đó có cả USD.

Nghiệp vụ Options tiền đồng là một thỏa thuận cho phép người mua có quyền nhưng không kèm theo nghĩa vụ mua hay bán một loại ngoại tệ bằng VND với một tỷ giá được ấn định trước vào một ngày xác định trong tương lai. Người bán có trách nhiệm thực hiện giao dịch nếu người mua muốn thực hiện quyền của mình.

Bên cạnh các giao dịch giao ngay (spot), kỳ hạn (forwards), hoán đổi (swaps), options được coi là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá và tăng thêm lợi nhuận cho khách hàng.

Để được cấp phép thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng Quân đội đã xây dựng xong quy trình thực hiện trong đó bao gồm các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Giới hạn số dư cao nhất của hợp đồng tương đương 5 triệu USD và chỉ thực hiện với các doanh nghiệp đóng tại Việt Nam và các ngân hàng Việt Nam đã được ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ Options tiền đồng. Thời hạn của giao dịch từ 3 ngày đến 365 ngày.

Tuy nhiên, hoạt động KDNT chỉ tập trung ở nghiệp vụ giao ngay (spot) là chủ yếu. Các giao dịch được xếp vào loại kỳ hạn (Forwards) của Ngân hàng Quân đội hiện nay chưa phải là nghiệp vụ kỳ hạn, nó mang tính chất tài trợ xuất khẩu hơn là bảo hiểm rủi ro tỷ giá như ý nghĩa vốn có của nghiệp vụ kỳ hạn. Thực tế chỉ phát sinh nghiệp vụ mua kỳ hạn với số lượng rất ít chủ yếu là thực hiện với USD và VND. Nghiệp vụ mua kỳ hạn thực hiện ít hơn bán kỳ hạn do: Tỷ giá thị trường luôn biến động theo chiều hướng tăng, nên

tỷ trọng giao dịch kỳ hạn giảm dần; lãi suất tiền gửi USD liên tục tăng nên khách hàng chuyển sang gửi USD để lấy lãi; hơn nữa, giao dịch kỳ hạn là một trong những nghiệp vụ kinh doanh còn mới ở thị trường ngoại hối Việt Nam, nên nhiều khách hàng còn chưa nhận thức được nghiệp vụ này có ý nghĩa to lớn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào.

Bên cạnh nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ Swaps tại ngân hàng Quân đội cũng còn rất hạn chế. Nghiệp vụ Swaps được thực hiện rất ít, chủ yếu là phục vụ nhu cầu khách hàng là chính. Nguyên nhân do:

- Đây là một nghiệp vụ rất quan trọng đối với những thị trường ngoại

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 38 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w