Thực trạng về vốn của kinh tế hộ nông dân ở huyện hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên - Nam Định (Trang 43 - 44)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN.

4.Thực trạng về vốn của kinh tế hộ nông dân ở huyện hiện nay.

Khả năng tích tụ vốn và tập trung vốn của đại bộ phận các hộ nông dân trên địa bàn huyện là rất thấp, các hộ nông dân thiếu vốn sản xuất rất khó khăn trong việc đầu tư cho sản xuất cung cấp đầu vào cho việc sản xuất. Mặt khác do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp kéo dài có tính thời vụ nên tốc độ chu chuyển vốn rất hạn chế…

Nguồn vốn của hộ nông dân được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn tự có và đi vay. Do nguồn vốn tự có của hộ nông dân ở địa bàn huyện

là rất thấp nên chủ yếu nguồn vốn của họ được xác định thông qua nguồn vốn vay.

Nguồn vốn vay của họ được xác định qua các tổ chức tài chính như: - Ngân hàng nông nghiệp huyện ý Yên.

- Chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh Nam Định. - Qũy tín dụng nhân dân các xã.

- Các tổ chức hội phường…

Tuy nhiên chủ yếu vẫn chiếm đại đa số thông qua ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng phục vụ người nghèo.

Biểu 5: Kết quả dư nợ cho vay năm 2002

(Triệu đồng)

Dư nợ cho vay (năm 2001

Dư nợ cho vay năm 2002

Tổng dư nợ Ngân hàng nông nghiệp Ngân hàng phục vụ người nghèo

Số tiền %

24339 35244 2445 70,1 10529 29,9

Như vậy Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng phục vụ người nghèo là nguồn cung cấp vốn lớn nhất trênđịa bàn huyện, cung cấp tổng số vốn là 35244 triệu đồng, trong đó ngân hàng nông nghiệp chiếm 24715 triệu đồng cho 4684 hộ nông dân vay.

Bình quân mỗi hộ nông dân được vay 5,1396triệu đồng, ngân hàng phục vụ người nghèo cung cấp10529 cho 7656 hộ, bình quân mỗi hộ được vay 1,3918triệu đồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên - Nam Định (Trang 43 - 44)