Báo hiệu kênh riêng (CAS)

Một phần của tài liệu Tổng quan tổng đài điện tử số SPC (Trang 68 - 72)

1.9.2.1. Đặc điểm chung

Báo hiệu là hệ thống báo hiệu trong đó các tín hiệu được truyền trên một đường báo hiệu riêng biệt. Đối với hệ thống báo hiệu này mỗi kênh tiếng có một đường báo hiệu riêng đã được ấn định, các tín hiệu báo hiệu có thể được truyền theo nhiều cách

khác nhau: trong băng, ngoài băng hoặc trong khe thời gian 16 trong tổ chức đa khung của hệ thống PCM.

Có nhiều hệ thống báo hiệu CAS khác nhau được sứ dụng: - Hệ thống báo hiệu xung thập phân.

- Hệ thống báo hiệu hai tần số. - Hệ thống báo hiệu xung đa tần.

- Hệ thống báo hiệu bị khống chế (Hệ thống báo hiệu CCITT R2).

Trong các hệ thống báo hiệu này, thông thường các tín hiệu được truyền dưới dạng xung hoặc tone, hoặc tổ hợp các tần số tone. Phương thức báo hiệu đa tần được sử dụng rộng rãi cho chức năng tìm chọn, bằng cách sử dụng 2 trong 5 hoặc 6 tần số nằm trong băng kênh thoại (300-3400 Hz). Hệ thống báo hiệu CAS được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là hệ thống mã đa tần R2 của CCITT.

1.9.2.2. Hệ thống báo hiệu R2 của CCITT

Hệ thống báo hiệu R2 là hệ thống báo hiệu kênh riêng (CAS), được thiết kế cho chức năng trao đổi thông tin báo hiệu giữa các tổng đài trong mạng viễn thông số hợp nhất hoặc mạng kết hợp số với tương tự. Mỗi tín hiệu trao đổi là tổ hợp của một cặp tần số (MFC).

Hệ thống báo hiệu R2 gồm hai loại tín hiệu tạo thành, đó là: - Tín hiệu báo hiệu đường.

- Tín hiệu báo hiệu thanh ghi. a) Báo hiệu đường

Các tín hiệu trong báo hiệu đường được phân chia theo hướng đi và hướng về. Hướng đi gồm các tín hiệu:

- Tín hiệu chiếm đường

- Tín hiệu giải phóng hướng đi Hướng về gồm các tín hiệu:

- Tín hiệu trả lời

- Tín hiệu giải phóng hướng về - Tín hiệu khoá

b) Báo hiệu thanh ghi

Khi thực hiện chuyển mạch một cuộc gọi có liên quan đến nhiều tổng đài, cần phải chuyển các thông tin về các con số giữa các tổng đài đó để kết cuối cuộc gọi được chính xác đến thuê bao mang muốn. Thông tin về các con số được chuyển theo hướng đi, nhưng để điều khiển quá trình thiết lập gọi, cần phải chuyển một số các tín hiệu theo hướng ngược lại.

Các tín hiệu hướng đi gồm: - Thông tin con số địa chỉ - Thuộc tính thuê bao chủ gọi

- Thông tin thông báo kết thúc gửi địa chỉ bị gọi

- Thông tin về con số của thuê bao chủ gọi cho tính cước chi tiết Các tín hiệu hướng về gồm:

- Tín hiệu thông báo tổng đài bị gọi sẵn sàng nhận các con số địa chỉ của thuê bao chủ gọi.

- Các tín hiệu điều khiển xác nhận kiểu thông tin.

- Thông tin kết thúc quá trình chọn, thông tin này để giải phóng thanh ghi và thiết lập tuyến thoại. Đồng thời nó còn đưa ra các thông tin về trạng thái tổ hợp của thuê bao bị gọi.

Tổng đài

A

Tổng đài

B Khe thời gian 1-15, khe thời gian 17-31

Các tín hiệu thanh ghi Khe thời gian 16 Các tín hiệu đường

- Thông tin tính cước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tin địa chỉ mang một lượng tin lớn và nó có các nguyên lý cơ bản để chuyển thông tin giữa các tổng đài trong mạng như sau:

- Kiểu từng chặng (Link – By – Link) - Kiểu thông suốt ( End – To – End) - Kiểu hỗn hợp (Mixed)

Ta có thể mô tả các kiểu báo hiệu này bằng ví dụ giữa thuê bao chủ gọi A thiết lập cuộc gọi trung kế với thuê bao bị gọi B. Mỗi thuê bao có mã vùng riêng và việc liên lạc được thực hiện theo từng cặp.

. A B 034-845300 034-845300 845300 300

Chuyển thông tin địa chỉ kiểu từng chặng (link-by-link)

TĐ1 TĐ2 TĐ3 TĐ4 A B 034-845300 034 845300 300

Chuyển thông tin địa chỉ kiểu thông suốt ( end-to-end)

Tuỳ thuộc vào vị trí của tổng đài và sự phân cấp quản lý của mạng mà ta sẽ sử dụng kiểu báo hiệu nào cho hợp lý.

Một phần của tài liệu Tổng quan tổng đài điện tử số SPC (Trang 68 - 72)