Đặc điểm lao động

Một phần của tài liệu td337 (Trang 46 - 47)

IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

4.Đặc điểm lao động

Bảng 3: Báo cáo danh sách lao động đến ngày 31/12/2007

Năm 2005 2006 2007 So sánh 2007/2005 (+/-) (%) Số lượng Nam 231 274 349 118 51% Nữ 253 325 505 252 100% Diện quản lý TTHĐQT 13 14 13 0 0% HĐQT 310 371 553 243 78% TGĐ 161 214 288 127 79% Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự

Xác định nguồn nhân lực là chìa khoá của thành công trong giai đoạn tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động của MSB. Trong năm 2007, MSB đã tuyển dụng mới một lượng lớn nhân viên với nhiều trình độ, nâng số lượng nhân viên của MSB lên đến 854 người vào cuối năm 2007, tăng 255 người so năm 2006 và tăng 370 người so năm 2005 tương ứng tốc độ tăng 76%. Đặc biệt, lực lượng nhân viên mới của MSB hầu hết là nhân viên trẻ, làm tuổi bình quân lao động của MSB thấp không những thế lại giảm dần theo thời gian cụ thể ở đây là từ 2005-2007, năm 2007 tuổi bình quân của nhân viên giảm 10% so năm 2005. Cơ cấu lao động cả về giới lẫn trình độ chuyên môn cũng tương đối cân đối. Lượng lao động nữ thường cao hơn nam, cụ thể so sánh năm 2007 với 2005 thì lao động nữ tăng 100% trong khi đó nam chỉ tăng 51% - Đây cũng có thể là một đặc trưng của ngành Ngân hàng. Trong các cấp trình độ thì trình độ đại học là chiếm đa số và năm 2007 tăng 90% so năm 2005, trình độ trên đại học cũng tăng với tốc độ khá cao tuy nhiên lượng lao động có trình độ trên đại học xét theo cả 3 năm như vậy là tương đối thấp.

Bên cạnh đó, song song với việc tuyển dụng mới thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng được MSB hết sức quan tâm. Để nâng cao trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cho cán bộ nhân viên, theo yêu cầu của từng nghiệp vụ, MSB đã tổ chức liên tục các khoá đào tạo ngắn ngày cũng như lâu dài dưới nhiều hình thức bằng chi phí của Ngân hàng. Việc tổ chức quản lý của MSB cũng hết sức chặt chẽ và chuyên nghiệp. Tất cả những điều trên tạo nên cho MSB có một nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu hội nhập.

Một phần của tài liệu td337 (Trang 46 - 47)