IV. CÁC GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN OTC Ở VIỆT NAM
3. Giải pháp nhằm tăng cung, kích cầu chứng khoán cho thị trường
Điều kiện thứ hai được xét đến là tính giản tiện. Đối với một thị trường mới ra đời, mô hình hệ thống giao dịch đơn giản sẽ giúp các thành viên tham gia thị trường dễ dàng sử dụng được hệ thống mới và qua đó giảm các chi phí và cản trở đối với việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Một mô hình giao dịch đơn giản cũng sẽ trợ giúp tích cực cho sự phát triển một hệ thống máy tính với chi phí thấp và hiệu quả. Điều kiện cuối cùng là khả năng thích ứng của hệ thống đối với điều kiện Việt Nam hiện nay.
Trong giai đoạn hiện nay, để đưa thị trường OTC vào hoạt động, chúng ta cần đầu tư vào một hệ thống thiết bị giao dịch, giám sát, thanh toán và lưu ký đảm bảo đủ khả năng vận hành với một khối lượng giao dịch trước mắt và cũng tính đến cho khả năng nâng cấp mở rộng trong tương lai khi thị trường đã phát triển.
Về nguồn kinh phí cho đầu tư và cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị trong bối cảnh chi ngân sách của chúng ta còn eo hẹp thì việc tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các SGDCK các nước về trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cán bộ vận hành là hết sức cần thiết. Ngoài ra sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng đầu tư phát triển châu Á trong các khoản vay ưu đãi thông qua bảo lãnh của Nhà nước hoặc các khoản vay chương của Chính phủ sẽ để cấp cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, xây dựng mạng giao dịch cho thị trường OTC.
3. Giải pháp nhằm tăng cung, kích cầu chứng khoán cho thị trường trường
Xây dựng được thị trường OTC đã khó, duy trì được thị trường hoạt động hiệu quả còn khó hơn. Qua phân tích thực trạng Việt Nam hiện nay, có
thể nói thị trường cổ phiếu tự do và thị trường chính thức đều có chung "căn bệnh" thiếu cầu. Do vậy, cho dù có thành lập được thị trường OTC ngay nhưng chưa giải quyết được tình trạng “chợ vắng” thì không có gì đảm bảo thị trường OTC ra đời sẽ không sa lầy vào vết xe đổ của TTCK chính thức.
Thực tế hiện nay, có thể nói cổ phiếu của DNNNCPH, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là nguồn hàng cơ bản cho thị trường OTC, bởi các số liệu thống kê về tình hình DNNNCPH tính cho đến hết năm 2001 cho thấy có rất nhiều DNNNCPH có đủ khả năng tham gia trên thị trường OTC, thậm chí trên cả thị trường tập trung. Vì vậy, một trong những việc cần làm ngay là tăng cung, kích cầu chứng khoán cho thị trường thông qua hai giải pháp sau:
3.1. Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
Tính đến hết năm 2001 cả nước có 727 DNNN đã được CPH - chiếm 11,7% tổng số DNNN. Các doanh nghiệp đã CPH có vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng chiếm 94,3% và đạt trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 5,7%. Tuy nhiên, theo đánh giá của ban đổi mới các doanh nghiệp, tốc độ CPH trong thời gian qua quá chậm, do vậy không phát huy được hiệu quả trong lợi thế so sánh mà các doanh nghiệp này mang lại. Nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc chuyển đổi này có thể nhìn nhận từ các khía cạnh kinh tế vĩ mô và vi mô trong việc ban hành và thực thi các chính sách cổ phần hoá.
Vấn đề quyền lợi trong quá trình CPH chưa đủ sức hấp dẫn đối với mọi tầng lớp tham gia thực hiện chương trình này. Về cổ phần hoá, mặc dù Chính phủ đã có những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp, nhưng xem ra vẫn chưa đủ sức hấp dẫn.
Về vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, mặc dù đã có thị trường vốn (thị trường chứng khoán), nhưng việc xác định giá trị doanh nghiệp đưa ra CPH vẫn chỉ mang tính chủ quan cộng với số liệu sẵn có ghi trên sổ sách. Do
đó bị chi phối bởi tính chủ quan của doanh nghiệp cũng như cơ quan định giá và còn bỏ qua một số khâu quan trọng như giá đất, thương hiệu..., cho nên giá trị doanh nghiệp cũng mang tính quy ước, thoả thuận giữa các cơ quan quản lý cấp trên do vậy giá trị đích thực của doanh ngiệp thường không được đánh giá chính xác. Đây là điều mà doanh nghiệp CPH cảm thấy phức tạp khi tiến hành xác định giá trị của doanh nghiệp, làm cho thời gian CPH kéo dài.
Một vấn đề nữa cũng góp phần giảm tiến độ CPH các doanh nghiệp, đó là việc lựa chọn các doanh nghiệp, các lĩnh vực để CPH còn xem nhẹ tính hiệu quả ban đầu. Cụ thể các doanh nghiệp đưa ra CPH thường là các đơn vị làm ăn thua lỗ, thiết bị công nghệ già cỗi, sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nên việc cung hàng hoá có chất lượng cao cho thị trường OTC bị ảnh hưởng.
Để đẩy mạnh công tác cổ phần hoá, từ đó tạo ra khối lượng lớn hàng hoá cho thị trường OTC, đòi hỏi phải có những quyết sách và giải pháp thích hợp thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá:
Sửa đổi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng gắn với thị trường; nghiên cứu đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp; thí điểm đấu thầu bán cổ phiếu và bán cổ phiếu qua các định chế tài chính trung gian.
Nhà nước có chính sách để giảm bớt tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Có quy định để người lao động giữ được cổ phần ưu đãi trong một thời gian nhất định. Sửa đổi, bổ sung cơ chế ưu tiên bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp để gắn bó người lao động với doanh nghiệp; dành một tỷ lệ cổ phần thích hợp bán ra ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng một phần vốn tự có của doanh nghiệp để hình thành cổ phần của người lao động, người lao động được hưởng lãi nhưng không được rút cổ phần này khỏi doanh nghiệp.
Mở rộng việc bán cổ phần của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp CPH sử dụng nhiều lao động và có quy định cho phép chuyển nợ thành vốn góp cổ phần.
Tiền thu được từ nguồn bán cổ phiếu và lợi nhuận thuộc phần vốn Nhà nước mang lại thích hợp cho việc mở rộng để tái đầu tư sản xuất. Đầu tư lại trực tiếp cho chính bộ, ngành, địa phương có doanh nghiệp CPH để góp phần thay đổi cơ cấu doanh nghiệp trong từng ngành, địa phương, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được đào tạo, nâng cao tay nghề, thích ứng với việc làm mới. Cho phép doanh nghiệp được vay ưu đãi để đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh và thậm chí có thể sử dụng để góp vốn liên doanh với các thành phần kinh tế khác hoặc dùng mua cổ phiếu của các công ty cổ phần đang làm ăn phát triển. Tóm lại, số tiền thu được do bán cổ phần của các doanh nghiệp CPH nên vận động ngay vào chính quá trình tái đầu tư cho sản xuất.
Trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế vừa qua, không ít số doanh nghiệp Nhà nước đầu tư thu được lãi đến đâu chia ngay đến đó, khiến cho số vốn tự bổ sung tăng không đáng kể, trong khi đó một số lớn doanh nghiệp Nhà nước khác đi vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh, do chắt chiu nên phần vốn vay đã trả hết hoặc gần hết, phần vốn tự bổ sung (ngoài vốn ngân sách cấp) tăng lên đáng kể. Để khuyến khích doanh nghiệp và người lao động trong những doanh nghiệp này, cần có chính sách mức ưu đãi luỹ tiến theo số vốn tự bổ sung của doanh nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp có vốn tự bổ sung hơn 40% giá trị doanh nghiệp được cho người lao động vay trả chậm là 20% giá trị doanh nghiệp, còn nếu vốn bổ sung vượt hơn mức 100% giá trị doanh nghiệp thì được cho người lao động vay trả chậm là 35% giá trị doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của một số nước, đi đôi với công tác cổ phần hoá, Nhà nước cũng cần có một lượng vốn tương ứng để đầu tư vào chính doanh nghiệp đó, tạo điều kiện thay đổi công nghệ và thu hút lực lượng các cổ đông ngoài xã hội vào doanh nghiệp, nhằm thay đổi căn bản doanh nghiệp về quy mô sau khi đã cổ phần hoá, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và biến công ty cổ phần thông thường thành công ty cổ phần đại chúng.
Nghiên cứu, ban hành Nghị định về phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp để thay thế Nghị định 120/CP hiện hành cho phù hợp với Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước và các cơ chế hiện hành; bổ sung sửa đổi một số quy định trong Nghị định 44/1998/NĐ-CP hướng dẫn việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần.
Thêm vào đó, cần mạnh dạn triển khai việc chuyển đổi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sang hình thức cổ phần và được phát hành, niêm yết cổ phiếu trên TTCK vì đây là nguồn cung hàng hoá có chất lượng cao cho TTCK nói chung và thị trường OTC nói riêng.
3.2. Đẩy mạnh phát hành các loại trái phiếu
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, có thể nói rằng cổ phiếu và trái phiếu Chính phủ được coi là nguồn hàng chủ yếu của thị trường OTC. Tuy nhiên, trên thực tế, trái phiếu Chính phủ lại chưa khẳng định được là hàng hoá quan trọng đối với thị trường chứng khoán, các giao dịch về trái phiếu Chính phủ gần như đóng băng do thị trường trái phiếu có một số tồn tại sau:
+ Lãi suất TPCP chưa thực hiện được vai trò lãi suất chuẩn cho thị trường, lãi suất chỉ đạo còn chưa thực sự hấp dẫn. Nhìn chung lãi suất trái phiếu nhiều thời điểm đã thấp hơn so với mặt bằng lãi suất chung; lãi suất chỉ đạo trong đấu thầu thường thấp hơn so với lãi suất đặt thầu thấp nhất nên rất ít các đơn vị trúng thầu;
+ Đối tượng tham gia đấu thầu và bảo lãnh còn ít, chủ yếu có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn và một số công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Hiện tổng số thành viên được công nhận là 26 thành viên, phiên đấu thầu lớn nhất cũng chỉ có 9 thành viên tham gia, ít nhất cũng chỉ có 2 thành viên tham gia;
+ Cơ chế bảo lãnh phát hành còn thiếu các quy định đảm bảo sự phân phối trái phiếu ra công chúng... Luật doanh nghiệp 1999 cho phép các công ty cổ phần phát hành trái phiếu, đồng thời cũng đã quy định các điều kiện cho việc cấp giấy phép phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, cho đến nay hình thức phát hành này vẫn khá khiêm tốn;
+ Đối với các tổ chức tín dụng, từ vài năm nay các ngân hàng thương mại đã có chủ trương phát hành trái phiếu có thời hạn trên 1 năm với lãi suất khá hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện chỉ có trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là đang niêm yết trên TTGDCK.
+ Về trái phiếu đầu tư, Bộ Tài chính đã huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu đầu tư cho một số công trình ở Trung ương và địa phương. Ngoài ra, một số bộ, ngành, địa phương và các tổng công ty cũng có nhu cầu huy động vốn cho các dự án, công trình, và đây là một nguồn hàng tiềm năng cho thị trường OTC. Song việc triển khai huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu đầu tư cũng có nhiều khó khăn. Các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty vẫn nhận được nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, nên chưa có kế hoạch phát hành trái phiếu. Một số địa phương, bộ, ngành có chủ trương nhu cầu về vốn, song chưa xây dựng dự án đầu tư cụ thể. Bên cạnh đó, các đơn vị này cho rằng, kỳ hạn trái phiếu ngắn không đủ thời gian hoàn vốn và lãi suất cao.
Để tháo gỡ những khó khăn trong việc phát hành các loại trái phiếu của Chính phủ ra công chúng, tạo điều kiện cho việc đưa vào giao dịch nhiều
chủng loại trái phiếu với chất lượng cao trên thị trường OTC, có thể xem xét thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh việc phát hành các trái phiếu ra thị trường và xem đó là một biện pháp huy động vốn thường xuyên của Chính phủ.
- Đẩy mạnh phát hành trái phiếu ra công chúng với nhiều loại, thời hạn khác nhau: 1, 3, 5, 10, 15, 20 năm. Trong đó có hình thức khuyến khích cho các loại trái phiếu có thời hạn tương đối dài (10 - 20 năm).
- Hạn chế dần việc bán lẻ trái phiếu qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, và trong thời gian tới chủ yếu hướng vào phát hành loại trái phiếu trung hạn và dài hạn, bán từng đợt theo phương thức chiết khấu, quy định thống nhất ngày đến hạn thanh toán. Chứng chỉ trái phiếu sẽ có in mệnh giá, không ghi tên chủ sở hữu, được thanh toán lãi định kỳ kỳ hạn năm. Loại trái phiếu này đủ tiêu chuẩn để mua bán, giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán và OTC.
- Xác định lãi suất đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường chứng khoán, bỏ lãi suất chỉ đạo và sử dụng lãi suất thị trường; sử dụng lãi suất giao dịch các công cụ nợ ngắn hạn làm cơ sở cho lãi suất thị trường vốn để tăng hàng hoá Trái phiếu Chính phủ cho thị trường.
- Thúc đẩy việc phát hành trái phiếu đầu tư qua TTCK để tạo nguồn hàng. Đối với các dự án, công trình trọng điểm của Chính phủ, áp dụng phương án phát hành trái phiếu qua TTCK để huy động vốn cho công trình. Đối với các dự án có nhu cầu huy động vốn bằng ngoại tệ, cho phép thí điểm thực hiện phát hành trái phiếu qua TTCK để huy động vốn.
- Khuyến khích và mở rộng các hình thức phát hành chứng khoán. Để mở rộng các hình thức phát hành, về lâu dài sẽ cho phép các doanh nghiệp phát hành các loại hình CK như: trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu được
quyền mua lại trước hạn, trái phiếu chuyển đổi phát hành ra thị trường vốn quốc tế.
- Mạnh dạn phát hành các trái phiếu đầu tư ra thị trường vốn quốc tế. Bên cạnh đó cũng xúc tiến việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ...