Dự báo về môi trường 1 Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh (Trang 59 - 62)

III. Đánh giá và xây dựng các phương án chiến lược 1 Phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược

1.1. Dự báo về môi trường 1 Môi trường kinh tế

1.1.1. Môi trường kinh tế

Kinh tế Việt nam trong những năm qua vốn giữ được tốc độ phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua ở mức từ 7% – 7,5% mỗi năm (GDP trong kế hoạch quốc gia 2001 - 2005 là 7,5%/năm). Dự báo này xuất phát từ những cơ sở sau:

+ Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các ngành sản xuất trong nước ngày càng phát triển mạnh mẽ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt nam của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này cũng tạo cơ hội cho Công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình.

+ Quá trình đô thị hóa nông thôn ngày càng diễn ra mạnh mẽ trong khắp cả nước, điều này làm nâng cao năng suất trong nông nghiệp lên một bước đáng kể, sản lượng dầu khí khai thác được ngày càng tăng làm tiền đề cho các ngành khai thác có điều kiện phát triển.

+ Trong giai đoạn 2001 – 2005 tạo công ăn việc làm và giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu người lao động, bình quân 1,5 triệu lao động/năm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn khoảng 5,4%, riêng Thành phố Đà Nẵng hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 2,2 đến 2,5 vạn lao động.

+ Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, các tổ chức tín dụng quốc tế ngày càng tạo nhiều điều kiện thuận lợi hỗ trợ và cho vay ưu đãi vào Việt Nam. Nhờ đó

Chính phủ luôn tạo được những nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước.

+ Trong những năm gần đây, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã được Chính Phủ quan tâm đầu tư phát triển các khu du lịch, khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung mà Thành phố Đà Nẵng là một trong những vùng trọng điểm sẽ được chú ý hơn trong hiện tại và tương lai.

+ Từ tình hình thực tế và khả năng trong tương lai, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân Thành phố Đà Nẵng sẽ đạt 11% đến 12%/năm.

+ Tình hình thế giới và khu vực ASEAN có nhiều biến động do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, dịch bệnh… theo dự báo, kinh tế thế giới sẽ có mức tăng trưởng bình quân 1,5%- 2% mỗi năm.

Tóm lại, từ xu hướng đã nêu trên cho thấy môi trường kinh tế báo hiệu nhiều điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp dân cư về việc giải quyết công ăn việc làm và thu nhập trong tương lai. Điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng nhanh chóng những nhu cầu của dân cư trong tương lai, đặc biệt là nhu cầu ăn, ở, đi lại… từ đó phát triển ngành xây dựng trong cả nước nói chung và ở Thành phố Đà Nẵng nói riêng.

1.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị ngày càng được ổn định, đồng thời mối quan hệ ngoại giao với các nước ngày càng mở rộng và được cải thiện là yếu tố tác động tích cực đến phát triển kinh tế đất nước.

Hệ thống pháp luật, hệ thống hành chính được cải cách, hoàn thiện không ngừng. Pháp luật đã đi vào hoạt động kinh tế tạo nên môi trường thuận lợi, an toàn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh.

Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân trong phát triển kinh tế là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Nhà Nước nới chung và Công ty vật liệu xây dựng – xây lắp và kinh doanh nhà nói riêng trong những năm đến.

1.1.3. Môi trường văn hóa xã hội

Sự biến đổi kinh tế và chính trị pháp luật cũng làm chuyển biến hệ thống văn hóa xã hội, làm thay đổi thu nhập và cơ cấu chi tiêu trong dân chúng theo chiều hướng tăng trưởng kinh tế như dự đoán, kết hợp với các chính sách xã hội của Đảng và Nhà Nước, khả năng thu nhập của dân cư trong thời gian đến sẽ được cải thiện đáng kể.

Dự kiến thu nhập và chi tiêu của Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam

Dân số: cả Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam năm 2000 là 2.088.400

người (tốc độ tăng là 1,96%) đến cuối năm 2001 là 2.317.486 người (tốc độ tăng là 1,69%), dự kiến cho đến năm 2005 tốc độ tăng dân số bình quân là 1,4% và cho đến năm 2010 giảm xuống còn 1,2%.

Gọi Q0 là dân số tại thời điểm năm 2001 (năm gốc) Qt là dân số tại năm t

Nếu chọn năm 2001 làm năm gốc thì ta có thể dự đoán được dân số của Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đến năm 2005 là:

Ta có:

Qt = Q0 (1+ i)t với t = 5 (2001 – 2005)

Vậy dự kiến dân số của Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cho đến năm 2005 là:

Q2005 = 2.317.486 ( 1 + 1,4%)5

= 2.484.316 người

Nếu chọn năm 2005 làm gốc thì ta có thể dự đoán được dân số của Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 là:

Gọi i là tốc độ tăng dân số bình quân (i = 1,2%) Ta có:

Qt = Q0 (1+ i)t với t = 5 (2005 – 2010)

Vậy dự kiến dân số của Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cho đến năm 2010 là:

Q2010 = 2.317.486 ( 1 + 1,2%)5

= 2.636.996 người

Thu nhập: bình quân năm 2001 là 3.033.600 đồng/người/năm.

Năm 2001 thu nhập dân cư thành thị là: 5.400.000 đồng/người/năm. Thu nhập dân cư nông thôn là: 2.152.000 đồng /người/năm

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hóa hiện nay thì đến năm 2005 tỷ lệ dân cư thành thị chiếm khoảng 35% dân số, 65% là dân cư nông thôn, đến năm 2010 thì tỷ lệ dân cư thành thị tăng lên 40% còn dân cư nông thôn giảm xuống còn 60%.

Nếu gọi:

L0: thu nhập bình quân tại năm 2001 (năm gốc) Lt: thu nhập bình quân năm t

Và K là tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm Trong đó:

+ Khu vực nông thôn khoảng 8% + Khu vực thành thị khoảng 10% Ta có:

Lt = L0 (1+K)t

Từ đó ta có thể tính được thu nhập bình quân năm 2005 cho cả hai khu vực  Đối với khu vực thành thị:

L2005 = 5.400.000 (1+ 0,1)5 = 8.696.754 đồng/năm  Đối với khu vực nông thôn:

L2005 = 2.152.000 (1+ 0,08)5 = 3.161.994 đồng/năm

Nếu lấy năm 2005 làm năm gốc thì ta có thể dự đoán được thu nhập bình quân của năm 2010

 Đối với khu vực thành thị:

L2010 = 8.696.754 (1+ 0,1)5 = 14.006.209 đồng/năm  Đối với khu vực nông thôn:

L2005 = 3.161.994 (1+ 0,08)5 = 4.646.007 đồng/năm

Gọi T là tổng thu nhập của toàn dân cư tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng Ta có: - Tổng thu nhập đến năm 2005: T2005 = 2.484.316 x (8.696.754 x 35% + 3.161.994 x 65%) = 12.667 tỷ đồng - Tổng thu nhập đến năm 2010: T2010 = 2.636.996 x (14.006.209 x 40% + 4.646.007 x 60%) = 155.092 tỷ đồng.

Qua dự đoán cho thấy thu nhập của dân cư đến năm 2010 có xu hướng tăng lên, do đó chi tiêu của dân chúng để cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần cũng tăng theo, trong đó có nhu cầu về xây dựng nhà ở.

Từ thực tiễn nền kinh tế nước ta bắt đầu khởi sắc, kết hợp với các phương pháp dự báo định mức và ngoại suy xu hướng, chúng ta có thể xác định xu hướng tiêu dùng của dân cư trong những năm đến.

Tỷ lệ chi tiêu so với tổng thu nhập hiện nay vào khoảng 68%, với xu hướng như hiện nay thì tỷ lệ này tăng lên 74% trong vài năm tới.

Từ kết quả này chúng ta có thể tính được tốc độ tăng tiêu dùng của dân chúng qua cách tính sau:

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w