V. Tăng cường các biện pháp quản lý thương hiệu
5.2. Quản lý tài sản thương hiệu
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sôi động như hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những vấn đề “sống còn” của công ty. Khi thương hiệu đã trở thành tài sản của công ty, thì một yêu cầu bức xúc đặt ra là làm thế nào để bảo vệ thương hiệu của mình trước nạn xâm phạm thương hiệu đang xảy ra ngày càng nhiều trên thị trường. Để phát triển thương hiệu, công ty phải thực hiện các bước sau: Thiết kế nhãn hiệu,
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế
Cục sở hữu công nghiệp
Văn phòng về tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ thế giới
nhãn hiệu, bảo vệ nhãn hiệu trước các vi phạm. Với các bước đi trên, một nhãn hiệu của công ty được hình thành, phát triển và dần tạo lập được uy tín đối với người tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp thực hiện được kinh doanh lợi nhuận. Như vậy, thương hiệu sẽ trở thành một tài sản vô hình của công ty, giá trị của tài sản phụ thuộc vào uy tín và quy mô nhãn hiệu được sử dụng, nó sẽ là một công cụ đắc lực cho kinh doanh, và sẽ là nguồn vốn rất có giá trị khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng, bán li-xăng hoặc liên doanh. Vì thế, thương hiệu hàng hóa được liệt vào một trong các đối tượng truyền thống của sở hữu công nghiệp gồm: Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa… Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất, Nhà nước đã ban hành Luật nhãn hiệu hàng hóa. Luật nhãn hiệu hàng hóa ngăn chặn không cho phép bên thứ 3 sử dụng hàng hóa trùng sản phẩm cùng loại với nhãn hiệu được đăng ký, mà còn ngăn chặn cả việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tương tự cho các sản phẩm tương tự, nếu việc sử dụng này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp cũng được Nhà nước bảo hộ bằng luật chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.
Thêm vào đó thì công ty nên tự xây dựng cho mình những rào cản chống xâm phạm. Để có được những rào cản chống xâm phạm tài sản thương hiệu công ty có thể thực hiện những biện pháp sau:
* Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu. Trong đó mạng lưới các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
* Tăng cường quan hệ với khách hàng và cung cấp thông đầy đủ về hàng hoá và công ty, tạo sự thân thiện với khách hàng.
* Không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ
* Thường xuyên rà soát thị trường phát hiện sớm và kịp thời những hiện tượng xâm phạm tài sản thương hiệu.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập kinh tế là một đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi đất nước. Đất nước ta vừa gia nhập WTO, đây là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng khốc liệt, và sẽ không còn đơn thuần là cạnh tranh sản phẩm nữa, cạnh tranh sẽ ở mức độ cao hơn đó là cạnh tranh thương hiệu. Bởi vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu đang là một vấn đề lớn, hết sức quan trọng và cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần Vật Tư Bảo Vệ Thực Vật Hà Nội đã có được nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu và từ đó đã có những hoạt động xây dựng và khuyếch trương thương hiệu bước đầu thu được những kết quả nhất định. Song do chưa nhận thức được một cách đầy đủ và đúng đắn nhất về thương hiệu nên sự đầu tư cũng như những chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty chưa mang lại những kết quả như mong muốn.
Trong bài chuyên đề này em đã phân tích những chiến lược, những chương trình mà hiện tại công ty đang thực hiện cũng như những thành công hay tồn tại của nó. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty.
Mặc dù, đã hết sức cố gắng song chắc chắn bản chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉnh sửa của các thầy cô và bạn đọc.
MỤC LỤC