Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội (Trang 37 - 40)

XI. Kế hoạch triển khai

2.4.2.2.Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn

Câu 1: Theo cô nhà trường đã xây dựng và thực hiện được thực đơn phù hợp với trẻ chưa?

A. Đảm bảo B. Chưa đảm bảo C. Không đảm bảo

Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 8a: Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn Số lượng

phiếu

Ý kiến

A B C

24 21/24 (87.5%) 3/24 (12.5%) 0

Dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Vì vậy, vấn đề ăn uống của trẻ luôn được quan tâm, lưu ý. Khoảng 87.5% ý kiến cho rằng nhà trường đã xây dựng và thực hiện được một thực đơn phù hợp dựa trên cơ sở mức năng lượng cần thiết ở từng độ tuổi. Theo thực tế quan sát, tôi thấy rằng, thực đơn hàng ngày của trẻ được xây dựng theo hai mùa (mùa đông và mùa hè), thức ăn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, nguồn thực phẩm đa dạng và được chế biến thành các món rất đa dạng và phù hợp với trẻ, đảm bảo không phải lặp lại các món trong một tuần. Chẳng hạn, trong thực đơn mùa đông của trẻ: thứ hai trẻ ăn trứng đúc thịt đậu dán, canh cua nấu rau thì thứ ba trẻ ăn món cá (tôm), thịt sốt cà chua, canh cá nấu chua; thứ tư lại ăn thịt gà om nấm, canh xương hầm củ quả… Các món ăn được chế biến đảm bảo vệ sinh, phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ. Mỗi một ngày thức ăn đều được lưu lại các mẫu thức ăn để kiểm tra xem đã đảm bảo vệ sinh chưa. Tuy nhiên, đôi khi thực đơn của trẻ chưa được đảm bảo một cách tuyệt đối. Các món canh của trẻ chưa đúng với thực đơn. Hầu như, trẻ rất ít được ăn

rau xanh mà hầu hết là ăn canh bí đỏ, canh cà chua nấu thịt (tôm). Nhà trường cần đảm bảo thực theo đúng thực đơn của trẻ để trẻ ăn ngon miệng hơn, đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

Câu 2: Trong khi tổ chức cho trẻ ăn cô đã thực hiện được những yêu cầu nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.

A. Khẩu phần ăn hợp lý, trẻ ăn hết suất.

B. Cho trẻ ăn đúng giờ, tạo tâm lý thoải mái trong phòng ăn. C. Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống.

D. Giáo dục hành vi và thói quen có văn hoá khi ăn.

Kết quả thu được:

Bảng 8b: Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn Số lượng phiếu Ý kiến A B C D 24 20/24 (83.3%) 19/24 (79.2%) 22/24 (91.7%) 17/24 (70.8%)

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn uống nên các giáo viên đã chấp hành nghiêm túc những yêu cầu trong tổ chức cho trẻ ăn, hướng dẫn trẻ ăn uống hợp lý vệ sinh. Khoảng 91.7% giáo viên đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cho trẻ, khoảng 80% giáo viên cho trẻ ăn đúng giờ, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong phòng ăn và động viên trẻ ăn hết suất của mình. Bên cạnh đó thì việc giáo dục hành vi và thói quen có văn hoá cho trẻ khi ăn cũng được quan tâm chú ý thực hiện (70.8%). Theo thực tế quan sát, tôi thấy rằng bữa ăn của trẻ được chuẩn bị và tổ chức chu đáo. Thực đơn của trẻ được xây dựng phù hợp với năng lượng cần thiết của trẻ theo từng độ tuổi. Từ khâu thu mua lương thực thực phẩm đều được lựa chọn, cân nhắc kỹ càng. Hơn nữa, nhà trường đã xây đựng được mô hình VC cung cấp rau sạch cho các cháu trong các bữa ăn của trẻ. Nhà bếp luôn đảm bảo sạch sẽ, nhà bếp xây dựng xa khu

vệ sinh, nơi đổ rác… Các cô nuôi khoẻ mạnh, luôn đeo khẩu trang, tạp dề khi nấu nướng và được thăm khám sức khoẻ định kỳ để đề phòng lây lan dịch bệnh cho trẻ trong quá trình chế biến.

Trước khi ăn, giáo viên chuẩn bị phòng ăn sạch sẽ, bàn ghế được sắp xếp thuận tiện cho việc đi lại, đứng lên ngồi xuống. Mỗi bàn đều có đĩa đựng thức ăn thừa, có khăn tay, khăn lau bàn riêng. Giáo viên nhắc nhở hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn và ngồi đúng vị trí của mình cho việc quan sát của giáo viên được thuận tiện hơn. Trẻ được giáo viên dạy mời cô giáo, các bạn trước khi ăn, biết ăn đúng suất ăn của mình. Một số trẻ nói chuyện được cô nhắc nhở, còn những trẻ ăn chậm thì thường được cô bón cơm cho để ăn kịp cùng các bạn khác. Sau khi ăn, trẻ biết lau tay, lau miệng, uống nước… rồi chuyển sang hoạt động khác.

Tuy vậy, do số lượng trẻ nhiều, khả năng tự phục vụ của trẻ còn kém nên giáo viên không thể quán xuyến được cả lớp. Một số trẻ yếu, chậm còn làm rơi vãi, đổ thức ăn xuống sàn nhà, có những trẻ còn nói chuyện, cười đùa thậm chí tranh giành thức ăn của bạn khác, một số trẻ biếng ăn nên mặc dù giáo viên động viên trẻ nhưng nhiều khi trẻ vẫn không ăn hết suất của mình… Do vậy, nhà trường cần bổ sung thêm giáo viên để họ có điều kiện quan tâm chăm sóc trẻ hơn nữa trong bữa ăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội (Trang 37 - 40)