Điện vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Lợi ích của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam (Trang 38 - 46)

CUẨ TỈNH LÀO CAI

điện vừa và nhỏ

Về Công nghiệp:

Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp (CN) trên địa bàn tháng 2-2008 khoảng 88,35 tỷ đồng (theo giá cố định 1994):

• CN khai thác tăng 34,2%, trong đó quặng apatit loại 2 tăng 105%,quặng fenspat tăng 116,3%, riêng quặng đồng giảm 7,9%.

• CN chế biến tăng 23,6%, trong đó phân NPK tăng 101,4%, xi măng tăng 159,3%,...

• CN điện, nước tăng 15,7% .

Dự kiến GTSX 2 tháng đầu năm của CN trên địa bàn (giá cố định 1994) đạt 182,8 tỷ đồng, tăng 24,8% cùng kỳ 2007 và bằng 13,1% kế hoạch 2008, trong đó:

• CN trung ương có GTSX trên 109,4 tỷ đồng, tăng 9,8 % cùng kỳ 2007 và đạt 12,23% kế hoạch 2008 .

• CN địa phương có GTSX trên 62,9 tỷ đồng, tăng 34,6% cùng kỳ 2007 và đạt 14,63% kế hoạch 2008 .

• Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có GTSX khoảng 10,5 tỷ đồng đạt 13,9% kế hoạch 2008.

Thương mại và dịch vụ:

Kim ngạch xuất khẩu trong tháng này là 4,24 triệu USD = 106% so với tháng trước và tăng 113,5% cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chính xuất khẩu trong tháng của địa phương (chủ yếu vẫn xuất cho Trung Quốc) là: Giầy dép các loại, hàng rau quả, thực phẩm chế biến, quặng các loại.… Sau 2 tháng kim

ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt trên 8,24 triệu USD= 233,2% cùng kỳ 2007 và đạt 25,76% kế hoạch 2008.

Doanh thu vận tải tháng 2-2008 dự kiến khoảng 8,29 tỷ đồng, bằng 95% so với tháng trước và tăng 27,8% cùng kỳ 2007. Hoạt động vận tải hành khách trong tháng do địa phương quản lý tăng so với tháng trước 2,5%, nhưng vận tải hàng hoá lại giảm 5,6% (do nghỉ tết).

Xã hội:

Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007. Phấn đấu đến năm 2008, 100% số xã đạt chuẩn giáo dục trung học đúng độ tuổi, và chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 14 tuổi đến trường: 98,5%.

Tạo việc làm, giải quyết việc làm mới cho 33.000 lao động, trung bình 6.600 lao động/năm.

Xoá đói giảm nghèo: trung bình mỗi năm 3% số hộ nghèo trên địa bàn Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ: 95%. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 60%.

Tỷ lệ thôn, bản được công nhận đạt danh hiệu văn hoá: 33%. Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hoá: 75%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá: 70%. Tỷ lệ cơ quan, trường học được công nhận đạt danh hiệu đơn vị văn hoá: 90%.

Cấp điện: 100% số xã có điện lưới; 75% số hộ dân được sử dụng điện. Cấp nước sinh hoạt: cơ bản dân cư thành thị đều được sử dụng nước sạch và 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Trường học: 80% số phòng học được kiên cố hoá.

Trạm y tế: 60% các trạm y tế xã được xây dựng đạt theo chuẩn quốc gia. Giao thông: cơ bản hoàn thành việc xây dựng đường giao thông liên thôn tới các thôn, bản; 100% tuyến đường đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc cấp phối chống trơn lầy, trong đó 60% tuyến là mặt đường đá dăm láng nhựa.

1.5.2.2. Những thuận lợi khi đầu tư vào thuỷ điện vừa và nhỏ

Để khảo sát một công trình thuỷ điện vừa và nhỏ tốn khoảng một tỷ đồng trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là khoản tiền và thời gian mà nhiều DN tham gia đầu tư chấp nhận được.

Mặt khác, đầu tư vào thuỷ điện, việc giải phóng mặt bằng đơn giản không phức tạp như đầu tư vào các khu công nghiệp khác. Yếu tố này hết sức quan trọng đối với các DN đầu tư hiện nay.

Đầu tư vào thuỷ điện vừa và nhỏ phù hợp với khả năng vốn và trình độ của nhiều DN, có tỷ suất lợi nhuận trên suất đầu tư cao. Nhà máy thuỷ điện dùng sức nước để phát điện nên ít tốn kém. Vì vậy, chi phí bình quân cho 1kwh điện rất thấp. Theo thống kê chi phí sản xuất 1kwh điện với thuỷ điện tại Việt Nam hiện nay chưa đến 2cent, trong khi mức bán ra có thể đạt 5cent/kwh. Như vậy một nhà máy thuỷ điện nhỏ có suất đầu tư dưới 1 triệu USD chỉ 8 năm đã có thể thu hồi được vốn.

1.6. Hiện trạng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai

Theo kết quả nghiên cứu tổng quan các tài liệu đã thu thập được. Trên địa bàn thỉ Lào Cai hiện có các trình thủy điện như: Mường Khương, Trịnh Tường – Bát Xát, Ngòi Phát, Bản Xèo, Ngòi San, Chu Linh, Cát Cát, Sử Pan, Nậm Cún, Bắc Hà,…..Trong đó, phần lớn các trạm thủy điện vừa và nhỏ đã xuống cấp và hoạt động kém hiệu quả.

Các công trình thủy điện này không cung cấp đủ điện năng cho các vùng lân cận. Hàng năm, ngành điện Lào Cai vẫn nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu khoảng 5 MW. Trong khi đó với hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh Lào Cai rất thuận lợi trong việc phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Do đó, tỉnh đã có quy hoạch đến năm 2010 sẽ xây dựng 56 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ có các công trình thủy điện vừa và nhỏ như sau:

Bảng 2.2. Các công trình thủy điện vừa và nhỏ

STT Tên công trình Công suất

lắp máy (Mw) Sản lượng (106 kwh) Vốn đầu tư (tỷ đồng) 1 Hệ thống Ngòi Nhù – 43 công trình 231,4 1868,8 4152,6 2 Hệ thống Ngòi Bo – 19 công trình 228,8 989,6 4519,9

3 Hệ thống Ngòi Đum – 3 công trình

73,7 335 1374

4 Hệ thống Nậm Gia Hô – 1 công trình

2 9 92

5 Hệ thống Ngòi Đường – 2 công trình

11,2 46,8 194

6 Hệ thống Ngòi Phát – 16 công trình

137,1 610,4 2499,4

7 Hệ thống Ngòi Xan – 7 công trình 51 215 1023,5 8 Sông Nậm Chạc – 2 công trình 8 40,6 134 9 Suối Trát – 1 công trình 2,4 7,19 38,75 10 Sông Phố Cũ – 2 công trình 3,5 14,39 75,94 11 Suối Nà Lắc – 1 công trình 1,6 6,47 35,82 12 Suối Bản Mạc – 1 công trình 1,6 6,51 31,88

13 Sông Lũng Pô – 2 công trình 2,7 11,13 60,64

14 Sông Nậm Thi – 4 công trình 8,6 31,97 174,9

15 Sông Chảy – 4 công trình 142 590,83 2576,41

16 Suối Làn Tử Hồ – 3 công trình 16,4 66,59 287,75

17 Suối Trung Đô – 1 công trình 1,4 5,95 29,4

18 Sông Nậm Phàng – 6 công trình

64 322,3 1171,63

19 Suối Nậm Lúc – 1 công trình 1,1 4,53 23,1

21 Ngòi Phương – 1 công trình 3,75 15,72 68,29

Tổng: 124 công trình 1020 4376 18744,3

Nguồn:[Công ty tư vấn xây dựng điện 1]

Trong đó thông tin một số công trình thủy điện được trình bày dưới đây: • Hệ thống Ngòi Bo có:

Công trình thuỷ điện Sử Pán 2 do Công ty cổ phần thuỷ điện Sử Pán 2 (thuộc Tổng công ty Sông Đà) làm chủ đầu tư vừa được khởi công tại thôn Hoàng Liên, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa. Đây là công trình nằm trong quy hoạch bậc thang thuỷ điện Ngòi Bo có tổng công suất lắp máy là 34,5 MW. Cùng với những công trình thuỷ điện vừa và nhỏ đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt xây dựng trước là: Séo Chung Hô, Sử Pán 1, Nậm Củn, Tà Thàng, Nậm Sài, Nậm Toóng. Công trình thuỷ điện này có nhiệm vụ khai thác thuỷ năng thuộc thượng nguồn Ngòi Bo, nhằm phục vụ nhu cầu điện năng trong vùng và cung cấp điện lên hệ thống điện quốc gia mỗi năm 140 triệu Kwh. Thuỷ điện Sử Pán 2 có tổng vốn đầu tư là 667,5 tỷ đồng, thi công trong thời gian 3,5 năm (dự kiến hoàn thành vào 31/5/2010)

Việc thực hiện đầu tư dự án thuỷ điện Sử Pán 2 sẽ góp phần cải thiện một phần sự thiếu hụt điện năng cho hệ thống điện trong các năm tới cũng như thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.

• Hệ thống Ngòi Phát có:

Công trình thuỷ điện Ngòi Phát nằm trên địa phận huyện Bát Xát được khởi công xây dựng vào cuối quý III năm 2002. Đây là công trình có công suất phát điện lớn nhất trong số những công trình thuỷ điện đã được khởi công xây dựng từ trước đến nay tại Lào Cai. Đây cũng là công trình nằm ở độ dốc, địa hình mấp mô và tuyến kênh dẫn phải xuyên qua lòng núi.

Thuỷ điện Ngòi Phát nằm trong Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010 có xét tới triển vọng năm 2020 (gọi tắt là Tổng sơ đồ V hiệu chỉnh). Tổng sơ đồ này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 40/2003/QĐ-TTg ngày 21/03/2003. Ngày 04/07/2005 Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 904/TTg-CN cho phép đầu tư dự án thuỷ điện Ngòi Phát, tỉnh Lào Cai.

Dự án khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần vào kinh tế địa phương và góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia đầu thế kỷ XXI.

• Công trình suối Trát:

Dự án Nhà máy Thủy điện suối Trát nằm trên địa phận thôn Trát, thị trấn Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng) là một điển hình về huy động doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào lĩnh vực xây dựng thuỷ điện (theo hình thức BOT). Nhà máy Thủy điện suối Trát công suất 2,4 MW với vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành công trình thủy điện, ở đây sẽ hình thành khu du lịch sinh thái với diện tích 30 ha. Đến nay, đã giải ngân trên 20 tỷ đồng, trong đó có gần 2 tỷ đồng cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư.

• Hệ thống thủy điện trên sông Chảy:

Nhà máy Thủy điện Bắc Hà được đặt tại xã Cốc Ly thuộc huyện Bắc Hà- nằm cách TP Lào Cai 50km, sử dụng nguồn nước của dòng sông Chảy để vận hành. Đơn vị làm chủ đầu tư và thi công là Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI).

Công trình Thủy điện Bắc Hà có diện tích lưu vực 3.465km2 với dung tích toàn bộ hồ chứa nước là 171,1 triệu m3. Theo thiết kế, đập bê-tông trọng lực có chiều cao lớn nhất là 77,6m và chiều dài theo đỉnh là 438m. Công suất lắp máy 90MW, gồm 2 tổ máy phát điện. Sản lượng điện trung bình 378 triệu KWh/năm. Tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.

Hình 2.6. Sơ đồ phân bố các công trình thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai

Nguồn:[Công ty tư vấn xây dựng điện 1]

1.7. Nhu cầu điện của tỉnh Lào Cai đến năm 2010

Tổng cộng: 319,58 GWh Trong đó:

+ Công nghiệp và xây dựng: 229,09 GWh chiếm 69,91%. + Nông nghiệp: 0,68 GWh chiếm 0,2 %.

+ Quản lý, tiêu dùng: 84,82 GWh chiếm 25,6 %. + Thương mại: 5,76 GWh chiếm 1,7%.

+ Hoạt động khác: 11,23 GWh chiếm 3,4%.

Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,2%/năm, thì sản lượng điện cần phải có vào năm 2020 sẽ lên tới 167.022GWH. Nếu vào lúc ấy, mỗi năm chúng ta có 10 triệu tấn thân, 12 tỷ mét khối khí đốt dành cho sản xuất điện, tận khai thuỷ

điện tới 50 tỉ kWh và 1,5 tỉ kWh địa nhiệt điện (một dạng năng lượng hiện còn chưa được khai thác) thì vẫn còn thiếu 37 tỉ kWh điện. Vậy việc khuyến khích đầu tư phát triển thuỷ điện là hết sức cần thiết.

1.8. Phương hướng phát triển của thủy điện Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010

Tính đến tháng 5 năm 2007 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 36 đơn vị được UBND tỉnh cho phép đầu tư 56 công trình thuỷ điện với tổng công suất 778,1 MW, tổng vốn đầu tư 14.200 tỷ đồng. Trong đó có 3 thuỷ điện hoàn thành đầu tư, 8 công trình đang thi công, 12 công trình đã khởi công, 6 công trình chuẩn bị khởi công, số còn lại đã có hồ sơ dự án. Dự kiến giai đoạn 2006-2010 hoàn thành đầu tư phát vào lưới điện quốc gia trên 400 MW, tương ứng 1.500 triệu KWH, doanh thu đạt khoảng 1000 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, các nhà máy thuỷ điện sẽ góp phần cùng toàn ngành công nghiệp hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2010.

Khả năng thuỷ điện của tỉnh là trên 1.100 MW (trên 110 điểm), trong đó đã khảo sát 98 điểm thuỷ điện từ 0,1-90 MW, Lào Cai đã được chính phủ đồng ý cho cơ chế riêng về phát triển thuỷ điện trong đó ưu tiên liên doanh liên kết với nước ngoài.

Theo lộ trình, đến năm 2010, công nghiệp thuỷ điện sẽ đạt 300 MW, tương ứng với 1,2 tỷ Kwh và đến năm 2015 sẽ hoàn thành đầu tư 64 công trình, công suất lắp máy đạt 851 MW, tạo ra sản lượng đạt trên 3 tỷ Kwh/năm.

1.9. Quy hoạch bổ sung thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai

Ngày 22/4/2008, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai. UBND tỉnh cũng đã ra Quyết định phê duyệt Quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai; Bộ Công Thương cũng đã ra Quyết định phê duyệt hiệu chỉnh, bổ sung: “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010 có xét đến 2015”.

Việc phê duyệt điều chỉnh phát triển điện lực, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2010 phụ tải điện đạt công suất cực đại 170MW, điện thương phẩm đạt trên 855 triệu KWh, có xét đến năm

2015 công suất cực đại bằng 305 MW, điện thương phẩm gần 1,6 tỉ KWh, tốc độ điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 là trên 13%. Trong đó, công nghiệp – xây dựng tăng 13.3%/năm; nông lâm – thuỷ sản tăng 15,2%/năm...

Do vậy, Lào Cai tiến hành quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện gồm: Lưới điện truyền tải; lưới điện trung thế ; lưới điện hạ thế... Về quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ, tỉnh Lào Cai có trên 100 dự án, với công suất hơn 1.000 MW. Từ đó, Lào Cai phê duyệt Quy hoạch bổ sung thuỷ điện vừa và nhỏ và tiến độ xây dựng các công trình để đáp ứng mục tiêu phát triển nguồn năng lượng tỉnh Lào Cai.

Công bố quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai là nhằm mục tiêu khai thác tốt tiềm năng thuỷ điện gắn với việc phát triển điện lực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lào Cai trong giai đoạn mới.

Nội dung cụ thể của bản Quy hoạch được giới thiệu trong phần phụ lục.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TỈNH LÀO CAI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ

HẬU Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Lợi ích của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w