Cơ cấu vốn huy động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 52 - 56)

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động giai đoạn năm 2005-2007

Đơn vị:1000000USD Chỉ tiêu Năm 2005 (số tiền) Năm 2006 (số tiền) Năm 2007 (số tiền) Vốn chủ SH 3.750 3.750 4.368 Vốn huy động 22.303 30.541 41.532 Vay VIDB 4.022 - - Tổng nguồn vốn 30.444 35.000 45.900 Tỉ trọng vốn huy động/tổng nguồn vốn (%) 73.26 87.26 90.48

Nguồn Phòng Kế hoạch nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại

Sơ đồ:Cơ cấu vốn huy động

Là chi nhánh hàng chiếm tầm quan trọng trong hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, chi nhánh Hà Nội đã từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình bằng các hoạt động huy động vốn. Tỷ trọng này chiếm từ 70% đến 90% cao nhất là năm 2007 là 90,48%. Cho thấy việc huy động vốn của chi nhánh đã dần đi vào ổn định và phát triển. Nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư trong môi trường cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, Chi nhánh đã tiến hành xây dựng và thực hiện đồng bộ nhiều chương trình như: áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, mở rộng các hình thức huy động, áp dụng chương trình khuyến mãi có hiệu quả, giao chỉ tiêu huy động cho từng cán bộ, nhân viên, tăng cường công tác marketing, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng… Đặc biệt, do làm tốt công tác thông tin, tiếp thị khách hàng nên mặc dù di chuyển trụ sở làm việc đến địa điểm mới song lượng khách hàng vẫn ổn định và lượng tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng cao.

Theo đối tượng khách hàng

Bảng 3:Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng giai đoạn năm 2005-2007

Đơn vị :1000000USD

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

HĐ từ dân cư & tổ chức kinh tế 2.980 13.36 6.079 19.9 16.461 39.63 HĐ từ các tổ chức tín dụng 19.323 86.64 24.4631 80.1 25.071 60.37 Tổng huy động 22.303 30.541 41.532

Nguồn Phòng Kế hoạch nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại

Trong những năm xây dụng và trưởng thành của chi nhánh đã đạt được nhiều bước chuyển biến mới trong công tác nói chung và trong huy động vốn nói riêng

Theo bảng trên ta thấy tổng huy động vốn năm 2005 đạt 355tỷ VNĐ (22,303 triệu USD). Vốn huy động tiền gửi là các tổ chức, các cá nhân đạt hơn 47 tỷ VNĐ (3 triệu USD) đã tăng 29% so với đầu năm và chiếm 13.4% so với

vốn huy động tại chỗ. Tổng tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng lớn chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt gần 284 tỷ đồng chiếm 80% trên tổng huy động vốn.

Năm 2006, tính đến thời điểm 31/12 tổng vốn huy động đạt 30,5 triệu USD. Trong đó, vốn huy động từ khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân bằng 19.9% so với 80,1% là vốn huy động của các tổ chức tín dụng thì chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng huy động vốn của Chi nhánh. Nhưng sang đến năm 2007 thì vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức kinh tế đã đạt 16,461 triệu USD chiếm 39,63% trên tổng nguồn vốn huy động cho thấy Ngân hàng đã khai thác được nguồn vốn nhàn rỗi lớn từ dân cư và tổ chức kinh tế giảm chi phí huy động vốn tận dụng được nguồn nhàn rỗi ổn định. Chứng tỏ Ngân hàng đã đổi mới công tác huy động chú trọng tới đối tượng là các cá

nhân tổ chức với nguồn vốn ngắn hạn.

Theo kỳ hạn

Bảng 4: Cơ cấu vốn theo kỳ hạn giai đoạn năm 2005-2007

Đơn vị: 1000000USD

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng vốn HĐ 22.303 30.445 41.396 HĐ không kỳ hạn 1.527 6.846 1.342 4.394 15.606 37.575 HĐ có kỳ hạn 18.301 82.056 25.417 83.225 22.473 54.110 Kỳ hạn < 12 tháng 17.826 97.405 23.151 91.085 16.450 73.199 Kỳ hạn > 12 tháng 0.475 2.665 2.266 8.15 6.023 26.801

Nguồn Phòng Kế hoạch nguồn vốn và Kinh doanh đối ngoại

Năm 2005, Tỷ lệ huy động vốn không kỳ hạn chiếm 6,846% trên tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2007 là 37,575%. Ngược lại, tỷ lệ huy động vốn có kỳ hạn có xu hướng giảm chứng tỏ chi phí huy động vốn của Ngân hàng đang có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đang dần phát huy hiệu quả và có những định hướng khai thác nguồn vốn rẻ trong dân cư bằng cách mở rộng các dịch vụ và tiện ích thỏa mãm tối đa nhu cầu của khách hàng. Trong huy động có kỳ hạn thì huy động có kỳ hạn <12 tháng từ năm 2005 là 17,826 triệu USD (97,405% trên tổng nguồn có kỳ hạn), năm 2006 là 91,085% trên tổng nguồn huy động có kỳ hạn và có xu huớng giảm đến năm 2007 là 16,450 triệu USD chiếm 73,199% trên tổng nguồn huy động có kỳ hạn. Xu hướng các nguồn có kỳ hạn >12 tháng đã tăng đáng kể dần dần đáp ứng và đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn của Chi nhánh Hà Nội.Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng đối với công tác huy động vốn tại Chi nhánh. Định hướng và phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới là một mặt nâng cao tỷ trọng huy động vốn tại chỗ đồng thời tham gia tích cực thị trường tiền tệ liên ngân hàng nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w