II. KIẾN NGHỊ
1.7. Kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý các doanh nghiệp
Hiện nay việc quản lý các doanh nghiệp có khác nhau tuỳ thuộc loại hình doanh nghiệp. Thực tế các doanh nghiệp có quá nhiều đầu mối “ quản”: các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội, thậm chí cả các tổ chức đoàn thể,…gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến nguồn tài chính của doanh nghiệp. Do đó, đã đến lúc cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo lĩnh vực. Cơ quan này cần được thành lập ít nhất trong 2 lĩnh vực: Công nghiệp và
thương mại. Chẳng hạn Cục quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Công Nghiệp, Cục quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Thương mại.
Các cơ quan này có chức năng chủ yếu như:
Giúp nhà nước hoạch định chiến lược và chính sách phát triển các doanh nghiệp.
Nắm bắt tình hình, nguyện vọng của các doanh nghiệp, dự báo xu hướng phát triển.
Cung cấp thông tin cần thiết về chính sách, thị trường, công nghệ, lao động,…cho các doanh nghiệp.
Thực hiện các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp về các mặt như chuyển giao công nghệ, đào tạo chủ doanh nghiệp, hỗ trợ vốn..
Xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước, giúp đỡ các doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế.
Thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Quản lý môi trường.
Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia quản lý để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý và năng lực lãnh đạo điều hành. Bởi vì khi đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh thì nó như nguồn lực vô hình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, từ đó gián tiếp đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.