Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp Thuận Phát trên thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Thuận Phát trên thị trường trong (Trang 36 - 40)

phẩm ống nhựa cao cấp Thuận Phát trên thị trường trong nước.

Công ty cổ phần đầu tư XNK Thuận Phát là một doanh nghiệp có công nghệ tương đối hiện đại, các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuộc nội bộ công ty được triển khai thường xuyên, liên tục. Ban lãnh đạo công ty luôn nghiên cứu, xây dựng các chiến lược phát triển, các kế hoạch đầu tư hiệu quả. Việc xây dựng, giám sát định mức sử dụng nguyên vật liệu được cán bộ, công nhân trong công ty thực hiện nghiêm ngặt. Song, cũng như bao doanh nghiệp khác, công ty sản

xuất và kinh doanh trong môi trường kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, chịu những tác động chung về giá cả, thị trường, chính sách, luật pháp. Có những vấn đề doanh nghiệp không thể tự tháo gỡ mà chỉ có thể nhờ đến chính sách, chủ trương phát triển ngành của nhà nước. Không chủ động được nguyên liệu đầu vào là một hạn chế lớn đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều khó có thể xoay xở kịp với sự tăng giảm thất thường của giá đầu vào, đồng thời cũng không thể điều chỉnh ngay lập tức giá bán sản phẩm khi chi phí đầu vào tăng lên với mục tiêu duy trì chữ tín với khách hàng. Chủ động nguyên liệu trong nước và tăng tỉ lệ nội địa hóa cho sản phẩm là nhiệm vụ rất lớn mà Việt Nam cần phải giải quyết trong thời gian tới để có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm ngành nhựa nói chung và sản phẩm của mỗi doanh nghiệp nói riêng.

Trong vài năm gần đây, ngành nhựa Trung Quốc đã có sự bứt phá mãnh liệt. Các doanh nghiệp Trung Quốc có sự liên kết chặt chẽ khi sẵn sàng đầu tư cho một doanh nghiệp với đầy đủ tiềm lực tài chính để đại diện hàng ngàn doanh nghiệp đi đàm phán mua nguyên liệu với giá rất rẻ, sau đó về phân bố lại cho doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam thì ngược lại, từ khâu tìm kiếm, mua nguyên liệu đến sản xuất, phân phối thì doanh nghiệp tự làm. Đó sẽ là một khó khăn mà bản thân doanh nghiệp không tự khắc phục được. Kể cả vấn đề tăng tỉ lệ nội địa hóa hay tái sử dụng các loại phế liệu cũng vậy, các doanh nghiệp sản xuất dù muốn thì điều đó vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu đầu vào. Chỉ khi nào hiệp hội nhựa có những bước đi mới, kết nối giữa các doanh nghiệp chứ không phải giữa doanh nghiệp với nhà quản lí, với chính phủ như hiện nay và đại diện các doanh nghiệp thực hiện những công việc mà nếu chỉ có một doanh nghiệp không thể thì những khó khăn đó sẽ được giải quyết. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian gần đây, nếu doanh nghiệp không có sự đoàn kết thì chính là cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào chiếm lĩnh thị trường.

Mức thuế suất nhập khẩu nguyên liệu trung bình khoảng 5% cũng đang là tương đối cao và gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhựa. Lộ trình thuế nhập khẩu tăng từ 0 đến 2% rồi lên 3% được các chuyên gia kinh tế xem là phù hợp hơn. Một mặt thuế

nhập khẩu nguyên liệu cao sẽ bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu nhựa, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Song trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất, tái chế nguyên liệu nhựa trong nước không đáp ứng được nhu cầu đầu vào các doanh nghiệp, phần lớn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu - điều đó đồng nghĩa với mặt trái sẽ tác động lên các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn. Cũng theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cơ cấu doanh nghiệp ngành nhựa có sự mất cân đối đáng kể. Cụ thể, ngành nhựa bao bì có 702 doanh nghiệp, chiếm 35,1%; nhựa gia dụng có 794 doanh nghiệp, chiếm 39,7%; trong khi nhựa kỹ thuật chỉ có 272 doanh nghiệp, chiếm 13,6%. Vấn đề chính sách phát triển phù hợp, cân đối của cơ cấu doanh nghiệp ngành nhựa cũng góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tránh tình trạng mất cân đối cung cầu.

Giải pháp sử dụng các nguyên liệu tái chế cũng vấp phải vấn đề cũng vô cùng nan giải. Điều đó phụ thuộc trực tiếp vào các doanh nghiệp tái chế và gián tiếp phụ thuộc vào nguồn vốn và công nghệ của quốc gia. Thiết bị của ngành tái chế có giá rất cao, trong khi đại đa số doanh nghiệp tái chế nhựa trong nước thiếu vốn và phải nhập khẩu thiết bị công nghệ nước ngoài. Thiết nghĩ, chỉ khi nào nhà nước có những chính sách cho vay vốn hoặc đầu tư ưu đãi, kịp thời hơn với nghành thì những khó khăn của ngành nhựa nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ được tháo gỡ.

KẾT LUẬN

Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đang làm biên giới giữa các quốc gia trở lên mờ nhạt, từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã thông thoáng hơn rất nhiều. Điều đó có nghĩa là hàng hóa từ bên ngoài sẽ có cơ hội tràn vào cạnh tranh với hàng hóa trong nước. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Công ty Thuận Phát cũng đã nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường

xuất khẩu. Song, doanh nghiệp cũng đứng trước rất nhiều khó khăn : tỉ giá hối đoái tăng, giá xăng dầu liên tục tăng, doanh nghiệp không chủ động được nguồn nguyên liệu...đó là những khó khăn doanh nghiệp không thể tự tháo gỡ, các giải pháp của doanh nghiệp muốn thực hiện được cần có sự hỗ trợ, giúp sức của hiệp hội nhựa, của các chính sách phát triển ngành của nhà nước. Xuất phát từ thực tiễn đó em xin có một số kiến nghị như sau:

Về thuế :

Mức thuế suất nguyên liệu nhập khẩu như nhựa PVC hiện là 8%, PET 5% nhằm khuyến khích sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước, phù hợp với chủ trương phát triển công nghiệp hoá chất đi từ nguyên liệu sản xuất trong nước song trước thực trạng nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng chưa đáng kể như hiện nay thì mức thuế suất tăng có lộ trình tù 2 đến 3% là phù hợp hơn, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trước mắt.

Về chính sách

Các nước phát triển đang rất quan tâm đến các sản phẩm nhựa kỹ thuật, trong khi doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam chủ yếu làm nhựa bao bì và gia dụng. Điều đáng nói là, các nước phát triển đang rất quan tâm đến các sản phẩm nhựa kỹ thuật, trong khi doanh nghiệp của ta chủ yếu làm nhựa bao bì và gia dụng, là những loại sản phẩm mà nhu cầu nhập khẩu tại các nước đang giảm đi nhiều. Điều đó có nghĩa là nhà nước nên cân đối cơ cấu các doanh nghiệp ngành nhựa cho phù hợp với nhu cầu, xu hướng phát triển chung của thế giới.

Bên cạnh đó, tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa cao, vai trò của hiệp hội nhựa chưa đóng góp nhiều. Nhiều doanh nghiệp chưa chịu “ngồi lại” với nhau để cùng tìm ra giải pháp cho nguyên liệu. Mặt khác, Nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Nhất là những lúc tỉ giá lên cao, giá dầu mỏ tăng, các doanh nghiệp thực sự khó xoay xỏa. Hiệp hội nhựa cần có vai trò kết nối doanh nghiệp và các cơ quan quản lí tốt hơn nữa để nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp kịp thời.

Toàn ngành Nhựa hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp, 80% trong số đó là các doanh nghiệp vừa & nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu. Một thách thức khác là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Khoảng 73% trong tổng số 70.000 lao động ngành này chưa qua đào tạo chuyên môn và chỉ có 1% lao động có bằng đại học chuyên ngành chất dẻo. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần có chuyên ngành đào tạo riêng về nhựa trong các trường đại học nhằm nâng cao chuyên môn cho lao động của ngành.

Bằng những kiến thức đã học ở trường Đại học Kinh tế Quốc Dân cùng với sự giúp đỡ của công ty cổ phần đầu tư XNK Thuận Phát và cô giáo Đinh Lê Hải Hà, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Song, với thời gian thực tập có hạn, khả năng bản thân còn nhiều hạn chế, em không khỏi còn nhiều thiếu sót. Em kính mong các thầy cô bổ sung và đóng góp ý kiến cho em. Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn.

Hà Nội ngày 28 tháng 03 năm 2010 Sinh viên

Nguyễn Thị Hải Hà

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Thuận Phát trên thị trường trong (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w