Đổi mới và hoàn thiện quy chế cho vay đối với DNNQD.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội (Trang 72 - 75)

Thủ tục cho vay: Trên thực tế, khách hàng phàn nàn rất nhiều về thủ tục cho vay bởi nó nhiều khi quá cứng nhắc và rắc rối. Trong khi đó, những thủ tục đó cũng không làm giảm bớt rủi ro cho ngân hàng mà mặt khác nó còn hạn chế việc khách hàng đến với ngân hàng. Vì vậy, trong phạm vi hoạt động của mình ngân hàng nên có một số giải pháp như sau:

Cần phải đơn giản hoá thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt vốn vay đểđáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo chính xác và an toàn. Như vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm và nhiệt tình, hết mình trong công việc.

Tạo sựđơn giản và dễ hiểu về thủ tục vay vốn để phù hợp với trình độ của mọi đối tượng khách hàng. Cán bộ tín dụng tiến hành giải thích và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn một cách rõ ràng, giải thích sự cần thiết của những loại giấy tờ và những khó khăn của ngân hàng để khách hàng thông cảm vàủng hộ ngân hàng. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là bỏ qua những giấy tờ cần thiết.

Cơ chế bảo đảm.

Hiện nay, ngân hàng vẫn chú trọng vào việc phải có tài sản đảm bảo khi khách hàng đến vay vốn ngân hàng vàđi kèm với tài sản đó là hàng loạt các giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cũng như quyền sở hữu, tài sản đảm bảo là thật sự cần thiết vì nó là một tấm rào chắn góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng đối với các NHTM nói chung và NHTMCP Quân Đội nói riêng thìđó hầu như là một điều kiện chủ yếu và gần như là duy nhất, làđiều kiện cần vàđủđể khách hàng vay vốn ngân hàng. Đối với các DNNQD thìđiều kiện đó gần như là bắt buộc và càng chặt chẽ hơn và do đó có

thể hạn chế việc khách hàng đến với ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần phải linh hoạt và chủđộng hơn trong việc xem xét tài sản đảm bảo trong quá trình thẩm định khoản vay, cần xác định tài sản đảm bảo chỉ là một điều kiện cần thiết chứ không phải làđiều kiện đầy đủ và duy nhất. Mặt khác, đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín đối với ngân hàng, ngân hàng nên đơn giản hoá thủ tục vay và nhanh chóng giải quyết nhu cầu vay cho khách hàng. Điều đó sẽ góp phần kích thích khách hàng đến vay vốn và giảm đi sự e ngại về thủ tục vay cho khách hàng.

Ngân hàng cũng có thểáp dụng các hình thức bảo đảm khác nhau dựa trên những tài sản sẵn có của doanh nghiệp như: hàng tồn kho, các khoản phải thu, các hợp đồng kinh tế, giấy tờ có giá... và có thể sử dụng kết hợp các hình thức để linh hoạt hơn trong giải quyết cho vay. Tuy nhiên việc thẩm định tài sản đảm bảo phải được tiến hành một cách cẩn thận và chính xác để hạn chế tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Điều đóđòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu về thị trường và tâm huyết với nghề, tránh tình trạng cán bộ tín dụng câu kết với khách hàng để trục lợi, từđó mới có thể xác định chính xác được giá trị của tài sản.

Việc quản lí, theo dõi, kiểm tra thường xuyên đối với tài sản bảo đảm sẽ giúp ngân hàng thấy được tình trạng của tài sản đảm bảo để từđó có biện pháp chấn chỉnh và xử lí kịp thời, tránh tình trạng doanh nghiệp dùng một tài sản đi vay nhiều nơi. Để hoạt động này có hiệu quả, ngân hàng nên có sự phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng khác, với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc thẩm tra giám sát tài sản của DNNQD.

Quy trình cho vay:

Việc thực hiện đúng quy trình cho vay đã quy định là cần thiết đảm bảo sự an toàn cho khoản vay, tuy nhiên cán bộ tín dụng có thểáp dụng một cách linh hoạt quy trình cho vay, đối với những khâu đơn giản có thể thực hiện nhanh chóng để giảm bớt thời gian chờđợi cho khách hàng. Ngân hàng nên chủđộng hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ, hướng dẫn các thủ tục cần thiết một cách rõ ràng và cụ thể ngay khi khách hàng phát sinh nhu cầu để giảm được thời gian phải điều chỉnh, bổsung giấy tờ nếu xảy ra, gây mất thời gian và chi phí cho khách hàng đồng thời việc chờđợi giải ngân có thể làm cho khách hàng mất đi cơ hội trong kinh doanh. Cần có sự phối hợp giữa

các phòng, ban, giữa bên thẩm định, ra quyết định với bên giải ngân để nhanh chóng cung ứng vốn cho khách hàng, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đa dạng hoá hình thức cho vay: Hiện nay, các DNNQD hoạt động rất đa dạng, một doanh nghiệp có thể thực hiện sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau chính vì vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp không chỉ phát sinh theo từng thời điểm, thời kì nhất định mà diễn ra liên tục, đặc biệt là nhu cầu vốn lưu động, do đó doanh nghiệp luôn luôn có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Chính vì vậy, cho vay theo hạn mức tín dụng càng ngày càng trở nên phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng cần phát triển loại hình cho vay này. Sử dụng loại hình cho vay này sẽ giảm bớt được các thủ tục và giấy tờ khi giải ngân, đồng thời qua diễn biến của tài khoản ngân hàng biết được khách hàng đang gặp thuận lợi hay khó khăn để kịp thời tìm cách tháo gỡ. Khi cho vay theo hạn mức tín dụng ngân hàng cũng cần phải lựa chọn những khách hàng tốt có uy tín, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng vì loại hình cho vay này rất dễ dẫn đến rủi ro.

Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế, ngân hàng nên mở rộng thêm các loại hình cho vay với điều kiện tín chấp, cho vay dựa trên bảo lãnh của bên thứ ba. Các loại hình cho vay này chủ yếu được áp dụng đối với những doanh nghiệp có uy tín và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Việc mở rộng những loại hình cho vay này cũng góp phần tăng cường mối quan hệ của ngân hàng.

Mặt khác, ngân hàng cũng nên đa dạng hoá các thời hạn cho vay cũng như lãi suất cho vay, đểđáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Kiểm tra, giám sát món vay cũng như xem xét, tổng kết, đánh giá hiệu quả của món vay. Đối với bất kì một hoạt động nào muốn nâng cao hiệu quả cũng cần phải có việc giám sát vàđánh giá kết quảđạt được để từđó tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như rút ra những kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo để từđó tìm ra được cách làm đúng nhất, hiệu quả nhất. Đối với công tác cho vay của ngân hàng thìđiều đó càng quan trọng hơn vì hiệu quả của mỗi khoản vay không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà nó còn góp phần tạo nên hình ảnh của ngân hàng trong tương lai. Việc cho vay đối với các DNNQD càng ngày càng trở nên

phức tạp hơn trong điều kiện thị trường biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chính vì vậy, sau khi giải ngân, ngân hàng cần phải tiếp tục theo dõi xem khách hàng có sử dụng khoản vay đúng mục đích hay không, khoản vay cóđang đem lại hiệu quả không...

Đối với mỗi khoản nợ quá hạn, ngân hàng cần phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và dựa trên uy tín cũng như trình độ sản xuất hiện tại của khách hàng để quyết định xem có nên gia hạn cho khoản vay hay không. Ngoài ra, theo từng thời kì, ngân hàng nên tổng kết đánh giá và có sự so sánh về doanh số cho vay, số lượng khách hàng cũng như chất lượng khoản vay để rút ra kinh nghiệm cho kì tiếp theo. Từ những biện pháp trên sẽ giúp ban lãnh đạo ngân hàng cũng như cán bộ tín dụng xác định được những biện pháp cụ thểđể thúc đẩy tăng trưởng dư nợ cho vay DNNQD.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w