Thơ ca dân gian

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại( từ 1945 đến nay) (Trang 30 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Thơ ca dân gian

Cùng với chiều dài lịch sử, dân tộc Mông sớm có một nền văn học dân gian phong phú, đa dạng phản ánh đời sống văn hoá cũng như tâm tư nguyện vộng của cộng đồng. Các thể loại văn học dân gian của dân tộc Mông cũng giống như các dân tộc khác như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích và đặc biệt là thơ ca dân gian với hai mảng chính là truyện thơ và dân ca.

Truyện thơ của người Mông không chỉ chứa đựng những phong tục tập quán, những cách cảm nhận về đời sống rất đặc trưng của người Mông, mà còn thể hiện những khát vọng mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc của họ, trải qua bao những biến cố thăng trầm. Có thể nói, mỗi đề tài trong truyện thơ của người Mông đều gắn liền với một kiểu nhân vật đặc sắc, đầy cá tính, như các truyện thơ “A Thào Nù Câu”, “Nàng Dợ Chà Tăng”, “Dìa Pàng - Dùa phông”, “Nàng Phan- Nồng Dí”... Truyện thơ của người Mông là một quá trình tự sự hoá dân ca trữ tình. Mỗi truyện thơ là một tác phẩm hoàn chỉnh cả về cốt truyện lẫn hệ thống nhân vật. Có thể tìm thấy trong truyện thơ quá trình phát triển của xã hội người Mông; những truyền thống văn hoá và đạo lí, những phong tục tập quán qua nhiều thế kỷ đã tạo nên bản sắc riêng của cả một cộng đồng.

Dân ca là một thể loại rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người Mông. Đó là những bài hát mang nội dung trữ tình, biểu lộ tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào trong cuộc sống thường ngày. Ẩn chứa trong đó bao niềm vui, nỗi buồn và cả trăm ngàn sắc thái, cung bậc tình cảm khác nhau. Người Mông yêu dân ca với một thứ tình cảm mang tính bản năng. Với họ cuộc sống chính là một bài dân ca trường thiên bất tận. Đời sống của người Mông luôn song hành với quá trình lưu truyền và sáng tạo dân ca. Dân

ca trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mông trong cuộc sống hàng ngày.

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, dân ca Mông có thể được phân chia nội dung thành 5 mảng đề tài chính bao gồm: Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), tiếng hát cưới xin (gầu xống), tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng), tiếng hát mồ côi (gầu tú giua) và tiếng hát cúng ma (gầu tuờ).

Tục ngữ của người Mông phản ánh những tri thức và kinh nghiệm sống của dân tộc trong lịch sử. Trong đời sống và tư duy, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm sản xuất, cách thức ứng xử, các mối quan hệ xã hội.

Đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ nói chung và tục ngữ Mông nói riêng là ngắn gọn, xúc tích, tuy chứa đựng những nội dung tương đối lớn, nhưng hình thức mỗi câu lại rất nhỏ “ép chặt thành từng từ như xiết ngón tay thành quả đấm…, dè sẻn từng tiếng làm cho lời nói cô đọng giàu ý nghĩa”[17]. Tục ngữ có tính bền vững, ổn định, là những câu nói ngắn gon, dễ nhớ, dễ truyền khẩu, ít dị bản, là lời ăn tiếng nói của nhân dân. Tục ngữ Mông rất phong phú về ý nghĩa, cái cụ thể thường gắn liền với cái khái quát, cái cụ thể gắn liền với cái khái quát và ngược lại:

- Một tay vỗ không kêu Ba tay vỗ vang rừng - Nước to dễ sang đò Người đông dễ làm ăn

Có những câu tục ngữ mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ: “Bò có đường bò

cày/ Ngựa có đường ngựa đi”.Trong văn học dân gian Mông, tục ngữ là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo; câu văn ngắn gọn mà phản ánh được nhiều ý

muốn diễn đạt, có nghệ thuật, như một chân lý: “Nói ít nhớ lâu - Nói nhiều

quên mau”, “Gừng già gừng càng cay/ Người già hiểu điều hay”. Tục ngữ

người Mông những hình ảnh đẹp đẽ, những cách nói ví von sinh động: “Tiền bạc trên đá/ Không làm khó nhọc thì không có tiền”, “Có súng không bắn chim Bồ các/ Có sức không đánh người ăn củ mài”. Nhìn chung, “Tục ngữ có bao nhiêu hiện tượng phong phú…Và tất cả bao nhiêu thứ đó được chồng lên một diện tích ngôn ngữ nhỏ hẹp” (L. Ôzêrốp). Tục ngữ góp phần làm phong phú, sinh động và tô đậm bản sắc văn hoá Mông.

Người Mông rất ưa câu đố. Câu đố trong đời sống xã hội của người Mông như một hình thức sinh hoạt giải trí lành mạnh và hấp dẫn, như là một phương tiện đặc biệt để nhận thức và kiểm tra nhận thức về các sự vật, sự việc, các biểu tượng của thế giới khách quan” [17].

Đồng bào Mông thể hiện những hiểu biết của mình về giới tự nhiên thông qua các câu đố. Câu đố Mông có vần điệu nhịp nhàng, cân xứng, với

cách kết cấu ngắn gọn, cách gieo vần như tục ngữ: “Không phải đồng, không

phải sắt/ Chặt không đứt, ăn không được” (Nước), “Năm anh em địu năm viên ngói” (Năm ngón tay). Có khi, vần điệu góp phần gợi lên hình dáng, đặc

điểm hoặc tính chất của vật cần đố. Chẳng hạn: “Cái lồng nho nhỏ/ Có một

chú chim/ Nhảy nhảy đi, nhảy nhảy lại/ Nhảy mãi không thôi” (Quả tim). Câu đố Mông không chỉ giàu âm thanh mà còn giàu hình tượng. Có khi, hình tượng được gợi lên bằng cách miêu tả trực tiếp đặc điểm của sự vật: “Không có cành/Lại có lá/Đầu hoa nhọn, thân quả nhẵn” (Cây chuối); có khi dáng vẻ bên ngoài của sự vật để sử dụng làm phương tiện để đố. Chẳng hạn,

câu đố về răng và lưỡi: “Ông trắng giã gạo, ông đỏ đào bới”, câu đố về tre,

măng: “Mẹ cởi truồng, con mặc váy”. Có khi, tác giả dân gian nhân hoá sự vật

hiện tượng để chúng có một dáng vẻ như con người: “Cụ già lưng còng/Rốn ở

sau lưng” (Cái vung nồi). Câu đố Mông thường có sự liên tưởng bất ngờ, dí

dỏm và rất trí tuệ. Chẳng hạn, miêu tả động tác xẻ gỗ: “Rắn chui vào sườn đá/

giảng thanh” rất sâu sắc và hóm hỉnh: “Không sờ không sưng/ Càng sờ càng

sưng” (cuộn lanh). Với nghệ thuật sử dụng hình tượng, với cách tạo câu và

chơi chữ uyển chuyển, câu đố có khả năng làm cho cuộc sống của người Mông thêm sinh động, đồng thời nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng quan sát, óc thông minh rất cần thiết cho cuộc sống.

Nhìn chung, thơ ca dân gian Mông tồn tại dưới dạng các làn điệu dân ca, tục ngữ, câu đố phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Đó là sự thể hiện những quan niệm về vũ trụ, quan niệm về nhân sinh, là sự cảm nhận về thiên nhiên, con người và các mối quan hệ tình cảm như tình yêu, hôn nhân, quan hệ gia đình, xã hội, lối sống và phương thức ứng xử, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Bên cạnh đó, thơ ca dân gian Mông nói chung còn thể hiện tiếng hát than thân, phản kháng những thói xấu và cái ác trong xã hội bằng một lối tư duy nghệ thuật rất đặc thù trong kết cấu và biểu hiện.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại( từ 1945 đến nay) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)