Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân (Trang 48 - 50)

V Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhân sự ở Công ty Cổ

2.1Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên

1 Đối với công tác phân tích công việc

2.1Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên

a. Đối với nhân viên mới tuyển vào làm việc:

- Công ty tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo theo phương pháp “kèm cặp và chỉ bảo” cho nhân viên mới. Đồng thời phải có sự khuyến khích cho các nhân viên mới làm nhiệm vụ chỉ bảo và kèm cặp cho các nhân viên mới như có sự ưu tiên trong xét thưởng dựa trên kết quả thực hiện công việc chung và kết quả học tập của nhân viên mới để họ yên tâm và nhiệt tình hướng dẫn cho nhân viên mới. Lực lượng lao động mới sau khi được tuyển bổ sung và được bố trí lao động củ hướng dẫn, kèm cặp sẽ được thích ứng nhanh chóng với công việc, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

- Tổ chức các cuộc họp trao đổi kinh nghiệm: Trong quá trình làm việc (hàng tháng, quý, năm), để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên mới, đồng thời kiểm tra kết quả làm việc và khả năng tiếp thu của họ, Công ty cần tổng kết, đánh giá và tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Bên cạnh đó, Công ty nên mời các chuyên gia tư vấn, những nhân viên làm việc lâu năm, có kinh nghiệm về chuyên

môn đến thăm Công ty để nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với nhân viên của Công ty. Đây cũng là một hình thức đào tạo có hiệu quả mà ít tốn kém, giúp Công ty tiết kiệm được chi phí cho việc đưa nhân viên đi học hoặc thuê giáo viên giảng dạy. Đặc biệt, trong quá trình làm việc, đội ngũ cán bộ của Công ty nên lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên để giải đáp thỏa đáng những yêu cầu và nguyện vọng của họ.

b. Đối với nhân viên cũ:

- Công ty bố trí, tạo điều kiện để sắp xếp thời gian làm việc hợp lý cho nhân viên có thể vừa làm vừa học thêm để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Công ty có thể kết hợp với các trường đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành Du lịch để trao đổi kiến thức thực tế, kiến thức mới giúp nhân viên cập nhật kiến thức và thông tin để nâng cao trình độ và hiểu biết.

- Tổ chức các buổi hội thảo Công ty để phân tích và bổ sung một số kiến thức cho nhân viên về đặc điểm tâm lý khách hàng, văn hóa dân tộc, thói quen, khẩu vị và tập quán của từng loại khách du lịch cho nhân viên Bàn, Bar, Bếp, Lễ tân, Buồng, trao đổi thêm về phương thức phục vụ hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, khách du lịch nước ngoài,... Đối với bộ phận Bếp, có thể gửi nhân viên tới học thêm tại các trung tâm dạy nghề, học hỏi các chuyên gia, nghệ nhân về chế biến và trình bày các món ăn mới và các món ăn dân tộc để phục vụ khách tốt nhất.

- Về thời gian cho đào tạo: có thể từ 6 tháng đến 1 năm. Công ty có thể hỗ trợ một phần kinh phí cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo. Thời gian học có thể là buổi tối hoặc 2-3 buổi học/tuần. Với hình thức và thời gian đào tạo hợp lý sẽ tạo nên được đội ngũ lao động đáp ứng tốt yêu cầu công việc, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng và có thể làm việc trong môi trường cạnh tranh với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Công ty có thể huy động nguồn kinh phí để đầu tư cho đào tạo từ nguồn thu của các hợp đồng thương mại – xuất nhập khẩu và nguồn thu từ hoạt động

du lịch – nhà hàng, trích theo tỉ lệ 15% lợi nhuận để dành cho đào tạo nhân sự. Có như vậy, công tác đào tạo nhân viên mới thực hiện được và đem lại hiệu quả tốt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân (Trang 48 - 50)