Sơ đồ tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu tc296 (Trang 49 - 52)

Nội

Thực hiện pháp lệnh cổ phần hóa các công ty nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh và để hoạt động hiệu quả hiệu quả hơn, kể từ tháng 04/2006 công ty Xuất nhập khẩu InTiMex đã chính thức cổ phần hóa phòng nghiệp vụ kinh doanh 7 thành Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh InTiMex Hà Nội với cơ cấu tổ chức và hoạt động giống công ty mẹ và phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước công ty Xuất nhập khẩu InTiMex.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty Intimex thực hiện chế độ quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty gồm có:

Đứng đầu là Giám đốc, là người đại diện duy nhất về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật, có quyền quyết định nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên và toàn

Các phòng quản lý Các phòng kinh doanh Các chi nhánh Các đơn vị trực thuộc

Phòng Tổ Chức Cán Bộ và Lao Động Tiền Lương Phòng nghiệp vụ kinh doanh 1 Chi nhánh Intimex Hải Phòng

Trung tâm thương mại Intimex Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng nghiệp vụ kinh doanh 2 Chi nhánh Intimex Nghệ An

Trung tâm dịch vụ viễn thông Intimex

Văn Phòng Phòng nghiệp vụ kinh doanh 3

Chi nhánh Intimex Đà Nẵng

Xí nghiệp thương mại dịch vụ Intimex Phòng Kinh Tế Tổng Hợp Phòng nghiệp vụ kinh doanh 6 Chi nhánh Intimex Hồ Chí Minh

Xí nghiệp may Intimex Phòng Quản Trị Phòng nghiệp vụ kinh

doanh 7 Chi nhánh Intimex Đồng Nai Xí nghiệp xe máy Intimex Phòng Thông Tin Và Tin Học Phòng nghiệp vụ kinh doanh 10 Chi nhánh Intimex Mat-xco-va

Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex

Phòng Xây Dựng Cơ Bản

Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Tây Ninh

Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Nai Nhà máy sx tinh bột sắn Nghệ An Nhà máy thuỷ sản Hoằng Trường Xí nghiệp thuỷ sản Intimex Thanh Hoá

Xí nghiệp chế biến kinh doanh cà phê XK Buôn Ma Thuột

bộ cán bộ công nhân viên của công ty. Giám đốc là người lãnh đạo toàn diện, phụ trách chung các công tác tổ chức, quản lý tài chính của công ty.

Ngoài ra, giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc và một kế toán trưởng. Các phó giám đốc công ty được lựa chọn dựa vào tỷ lệ phần trăm cổ phần đóng góp.

Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Các đơn vị thành viên của công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, quy chế tổ chức và hoạt động của từng đơn vị thành viên được giám đốc công ty quy định cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Bộ Thương mại. Thủ trưởng các đơn vị thành viên dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo đúng điều lệ tổ chức, hoạt động của công ty và pháp luật Nhà nước.

Nhiệm vụ của các phòng ban do giám đốc quy định, cụ thể:

Phòng Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương: giúp việc , tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật trong công ty, phụ trách đời sống, quản lý chế độ tiền lương, an toàn lao động, quản lý cán bộ công nhân viên, hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức lao động để giải quyết các chính sách về lương, về đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phòng tài chính kế toán: thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty, các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước, theo định kỳ chế độ kế toán tài chính. Thực hiện và chấp hành tốt các quy định về sổ sách kế toán thống kê, bảng biểu theo quy định của Nhà nước, chứng từ thu chi rõ ràng hợp lệ. Chủ trương đề xuất với cấp trên về các chính sách ưu đãi, chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và đáp ứng cho công ty kinh doanh có hiệu quả hơn.

Phòng kinh tế tổng hợp: có chức năng tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ công tác quản lý như: Kế hoạch thống kê, đối ngoại pháp chế, kho vận và một số việc chung của công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển kinh doanh, tổng hợp và dự thảo phát triển kinh doanh hàng năm, phối hợp với các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch của công ty tham dự đấu thầu, hội chợ triển lãm và quảng cáo, quản lý và tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác đối ngoại.

Văn phòng: Quản lý các loại công văn, giấy tờ hồ sơ của công ty và cán bộ công nhân viên, quản lý thủ tục hành chính văn phòng, công văn đi đến, con dấu của công ty, quản lý tài sản, đồ dùng văn phòng của công ty, làm công tác tạp vụ ,văn thư, vệ sinh, bảo vệ...,thực hiện công tác tổ chức hội họp ,quan hệ đối ngoại.

Phòng thông tin và tin học: Có chức năng xử lí các dữ liệu kế toán,kết nối mạng nội bộ, bảo dưỡng lắp đặt hệ thống phục vụ các phòng ban.

Các phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: Có chức năng tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là: Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ, tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được công ty phê duyệt. Được phép uỷ thác và nhận làm uỷ thác xuất nhập khẩu với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nhận làm đại lý tiêu thụ hàng hoá và bán hàng ký gửi. Tổ chức liên doanh, liên kết trong kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm thực hiện kế hoạch được giao.

Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ cho phòng Kế toán tài chính để phòng có thể kịp thời hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Một phần của tài liệu tc296 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w