Ví dụ minh họa về thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội (Trang 44 - 45)

Thẩm định tài chính dự án: Đầu tư mua sắm một số máy móc, thiết bị cho Nhà máy sợi (đính kèm phụ lục).

2.2.2.1 Giới thiệu khái quát về dự án

- Tên dự án: Đầu tư mua sắm một số máy móc, thiết bị cho Nhà máy sợi. - Địa điểm đầu tư: số 1, Mai Động, Hà Nội

- Chủ đầu tư: Tổng công ty dệt may Hà Nội - Tổng vốn đầu tư quy USD: 1.809.502 Trong đó:

Chi phí mua sắm thiết bị: 1.701.058 USD Chi phí lắp đặt, vận chuyển: 7.453 USD Dự phòng phí (5%): 85.426 USD

Lãi vay trong thời gian xây lắp: 15.565 USD - Nguồn vốn đầu tư:

Vốn tự có: 405.110 USD (chiếm 22% tổng mức đầu tư)

Vay VCB Hà Nội: 1.404.392 USD (chiếm 78% tổng mức đầu tư)

* Sự cần thiết của việc đầu tư dự án:

Nhà máy Sợi thuộc Tổng công ty Dệt may Hà Nội được thành lập từ năm 1984. Sau hơn 20 năm hoạt động, nhà máy đã có nhiều lần đầu tư đổi mới thay thế thiết bị. Tuy nhiên, sự đầu tư này là không đồng bộ. Hiện nay, nhà máy vẫn đang tận dụng những máy móc đã khấu hao hết để tiếp tục sản xuất. Trong đó,

một số máy móc đã không còn phù hợp về mặt công suất với những máy móc đã được đầu tư trong giai đoạn gân đây.

Trong thời gian qua, Tổng công ty đã đầu tư thêm 04 máy sợi con nên làm thiếu hụt nguyên liệu đầu vào (qua các khâu chải thô, cuộn cúi, chải kỹ). Cụ thể, sản lượng khâu chải thô thiếu hụt khoảng 700 tấn/ năm, khâu chải kỹ khoảng 350 tấn/ năm. Đồng thời, công ty có nhu cầu đầu tư thay thế một số máy móc đã khấu hao hết, công nghệ lạc hậu như máy cuộn cúi (bằng máy cuộn cúi mới có các chỉ tiêu định lượng lớn hơn), máy đánh ống nối vê (bằng máy có mức độ tự động hóa cao hơn).

Vì vậy, việc đầu tư lần này của doanh nghiệp là cần thiết để doanh nghiệp đổi mới, đồng bộ hóa năng suất của các máy móc trong dây chuyền sản xuất sợi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w