Phân loại quy luật

Một phần của tài liệu Triet Hoc Mac-Lenin (Trang 30)

Các quy luật hết sức đa dạng. Chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật. Do vậy, việc phân loại quy luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật vào hoạt động thực tiễn của con người.

- Căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật được chia thành: những quy luật riêng, những quy luật chung và những quy luật phổ biến.

Những quy luật riêng là những quy luật chỉ tác động trong phạm vi nhất định của các sự vật hiện tượng cùng loại. Thí dụ: Những quy luật vận động cơ giới, vận động hóa học, vận động sinh học,v.v..

Những quy luật chung là những quy luật tác động trong phạm vi rộng hơn quy luật riêng, tác động trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn: quy luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng,v.v..

Những quy luật phổ biến là những quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực: từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy. Đây chính là những quy luật phép biện chứng duy vật nghiên cứu.

- Căn cứ vào lĩnh tác động, các quy luật được chia thành ba nhóm lớn: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật của tư duy.

Quy luật tự nhiên là những quy luật nảy sinh và tác động trong giới tự nhiên, kể cả cơ thể con người, không phải thông qua hoạt động có ý thức của con người.

Quy luật xã hội là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội. Những quy luật đó không thể nảy sinh và tác động ngoài hoạt động có ý thức của con người. Mặc dù vậy, quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.

Quy luật của tư duy là những quy luật nói lên mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, những phán đoán. Nhờ đó, trong tư tưởng của con người hình thành tri thức nào đó về sự vật.

Với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật phổ

biến tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Các quy luật cơ

bản của phép biện chứng duy vật phản ánh sự vận động, phát triển dưới những phương diện cơ bản nhất. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức của sự vận động, phát triển; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập cho biết nguồn gốc của sự vận động và phát triển; quy luật phủ định của phủ định cho biết khuynh hướng của sự phát triển.

Một phần của tài liệu Triet Hoc Mac-Lenin (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w