Cần phải duy trì bộ phận kiểm soát nội bộ chuyên trách

Một phần của tài liệu 253661 (Trang 63 - 65)

Tại khoản 1 Điều 8/Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách: “Tuỳ theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của mình, tổ chức tín dụng tự xem xét, quyết định thành lập bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách... Trong mọi trường hợp dù có hay không có bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách, tổ chức tín dụng phải thiết lập, duy trì, tổ chức thực hiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo các quy định tại Quy chế này”.

Để đảm bảo tính khách quan, độc lập và tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ cần điều chỉnh các quy định tại Điều 8/Quyết định 36/QĐ-NHNN như sau: NHNN bắt buộc các TCTD phải có Bộ máy kiểm tra, KTNB chuyên trách (thay vì để các TCTD tự quyết định); Bộ máy kiểm tra, KTNB chuyên trách trực thuộc Ban kiểm soát (do Đại hội cổ đông bầu ra đối với các NHTM cổ phần) hoặc trực thuộc Hội đồng quản trị (đối với các NHTM Nhà Nước

chưa cổ phần hóa) thay vì Tổng giám đốc như quy định hiện nay. Ngoài ra, NHNN cũng cần quy định các tiêu chuẩn đối với kiểm soát viên và kiểm toán viên nội bộ.

Xét về điều kiện thực tiễn hiện nay: Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ luôn tồn tại như là một tất yếu trong điều kiện kinh doanh hiện nay của một NHTM, cho nên:

- Nếu xoá bỏ ngay sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề về con người và nhất là việc thay đổi nhận thức: (i) Qua khảo sát 03 NHTM trên cho thấy: số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát hiện nay rất lớn (từ Trụ sở chính đến các chi nhánh), nếu xóa bỏ bộ phận chuyên môn này thì vấn đề giải quyết lao động rất khó khăn, do các NHTM khó bố trí công việc khác trong một thời gian ngắn cho toàn bộ các cán bộ làm công tác kiểm tra chuyên trách. Ví dụ tại NHCT: đến thời điểm này đã có 425 cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách; Ban lãnh đạo NHCT đang có xu hướng giảm dần biên chế (định biên lao động) cho các chi nhánh của NHCT. Nếu xóa bỏ Phòng kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh sẽ làm dôi dư lao động, việc giải quyết công việc cho toàn bộ số lao động của bộ phận kiểm tra là không khả thi trong ngắn hạn; (ii) Ban lãnh đạo của các NHTM đã “quen” với việc luôn có sự hiện diện của bộ phận kiểm tra nội bộ chuyên trách trong hoạt động điều hành (làm tăng sự yên tâm trong chỉ đạo, quản lý mọi mặt hoạt động nghiệp vụ), cho nên các nhà quản lý NHTM nói chung không muốn “vắng bóng” kiểm tra kiểm soát trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, đa phần các cán bộ làm công tác kiểm tra có thâm niên nghiệp vụ kiểm tra, tuổi đời, tuổi nghề thường là cao, nên không dễ dàng có thể bỏ ngay nghiệp vụ kiểm tra để chuyển sang làm công việc khác, việc có thể thích nghi với nghiệp vụ chuyên môn khác đòi hỏi mất rất nhiều thời gian.

- Trước áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, với nguồn lực hạn chế, các ngân hàng không còn nhiều thời gian trong khi những công việc cần phải đổi mới, cải cách rất nhiều như: áp dụng các thông lệ về kế toán tài chính, quản trị rủi ro, trích lập dự phòng, cơ cấu lại danh mục đầu tư... thì ngay một lúc, các ngân hàng khó có thể thành lập được bộ máy KTNB đủ mạnh để có thể đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ.

- Trong thời gian qua, kết quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho dù còn hạn chế, nhưng cũng đã và đang góp phần đáng kể cho sự phát triển an toàn của các NHTM.

Một phần của tài liệu 253661 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w