0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Xây dựng hệ thống kênh phân phối

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TƯƠNG BẦN TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN (Trang 49 -49 )

2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ

3.4.2. Xây dựng hệ thống kênh phân phối

Phân phối là đưa đến người tiêu dùng các sản phẩm mà họ có nhu cầu. Tuy thuộc vào các điều kiện cụ thể, cách triển khai chiến lược ta lựa chọn kênh phân phối cho phù hợp.

* Kênh cấp 0: Đây là loại kênh trực tiếp, người sản xuất bán và phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng.

- Ưu điểm: dễ sử dụng, phù hợp với những mặt hàng dễ hư hỏng, tiêu dùng thường xuyên, tương đối ổn định. Có thể tổ chức bán hàng tại nhà, giảm chi phí sản xuất, bán đúng giá….

- Nhược điểm: Mang tính cục bộ, tiêu thụ tại chỗ là chính, không thể mở rộng thị trường. Khó áp dụng các chương trình quảng cáo, quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu mang tính quốc gia và quốc tế.

* Kênh cấp 1: Chỉ có một trung gian bán hàng đó là nhà bán lẻ

Ưu Điểm: dễ thiết lập, phù hợp với loại hàng nông sản tiêu thụ tại chỗ, tại địa phương. Thông qua các cơ sở hoặc cửa hàng bán lẻ có thể mở rộng quy mô sản xuất.

Nhược điểm: Vẫn mang tính cục bộ, tiêu thụ tại chỗ là chính, khó áp dụng các chương trình quảng cáo, quảng bá, xây dựng thương hiệu.

* Kênh cấp 2: Có hai trung gian là nhà bán buôn(Đại lý) và nhà bán lẻ(siêu thị, cửa hàng).

Ưu điểm: Mở rộng thị trường tiêu thụ dễ dàng, phù hợp với các loại hàng giá bán thấp và được người tiêu dùng mua và sử dụng thường xuyên. Thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu dễ dàng.

Nhược Điểm: Việc thiết lập kênh phân phối này tương đối phức tạp, chi phí tốn kém hơn. Đòi hỏi trình độ tổ chức thực hiện cao hơn.

( Các kênh phân phối và các cấp khác nhau)

* Thiết lập kênh phân phối cho sản phẩm Tương Bần

Việc lựa chọn kênh phân phối phụ thuộc vào mục tiêu và chiến lược phát triển thương hiệu. đối với sản phẩm Tương Bần mục tiêu mở rộng thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần mang tính quốc gia và quốc tế thì kênh phân phối phù hợp nhất đó là kênh hai cấp. Việc có sự tham gia thêm của nhà bán buôn(đại lý) và nhà bán lẻ(siêu thị, cửa hàng) sẽ giúp sản phẩm Tương Bần mở rộng thị trường tiêu thụ và dễ

Ngưòi tiêu dùng (nội vùng)

Doanh nghiệp

sản xuất Doanh nghiệp sản xuất

Nhà bán lẻ Ngưòi tiêu dùng (gần vùng rau) Doanh nghiệp sản xuất Nhà bán lẻ Ngưòi tiêu dùng Nhà bán buôn Doanh nghiệp sản xuất Đại lý Siêu thị, cửa hàng bán lẻ Ngưòi tiêu dùng

dàng hơn khi sử dụng các chương trình quảng cáo, quảng bá, chiến lược phát triển thương hiệu.

3.6 Các giải pháp về cơ chế chính sách .

3.6.1 Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ, những điều Luật về thương hiệu, nhãn hiệu… về thương hiệu, nhãn hiệu…

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Hiện nay pháp lý Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ nào về thương hiệu hàng hoá và thương hiệu hàng nông sản. Các tiêu chí về thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng còn gây nhiều tranh cãi… Do đó cần hoàn thiện khung pháp lý cho các khái niệm về thương hiệu và thương hiệu hàng nông sản, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, định hướng phát triển lâu dài … để chủ thể kinh doanh có định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu.

Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các cuộc triển lãm, hội trợ quảng bá thương hiệu Tương Bần

Cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi Luật Sở hữu trí tuệ để Luật ngày càng đi sâu vào cuộc sống doanh nhân, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

3.6.2 Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp

Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh là cơ sở để các doanh nghiệp yên tâm ổn định sản xuất, xây dựng thương hiệu Tương Bần vững mạnh định hướng phát triển lâu dài mang tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Để tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho việc phát triển bền vững thương hiệu Tương Bần Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp ban hành chính sách phù hợp định hướng phát triển lâu dài.

Cần có chế tài xử lý nghiêm và nặng với những vụ vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh không hợp lý. Cố tình làm sai, làm giả bao bì, mạo nhận xuất xứ tên gọi thương hiệu , gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và gây thiệt hại đến uy tín của người sản xuất và người tiêu dùng

Nhà nước cần hỗ trợ tài chính và thông tin cho các doanh nghiệp, đặc biệt thông tin về đăng ký và bảo hộ thương hiệu trong nước và quốc tế. Cần tổ chức các lớp đào tạo và huấn luyện những kiến thức về quản trị thương hiệu cho cán bộ doanh nghiệp nông nghiệp.

Nhà nước thực hiện đồng bộ thị trường ở nông thôn, phát triển hệ thống kênh tiêu thụ phân phối ,để đảy nhanh sản xuất hàng hoá.

Nhà nước cùng với các doanh nghiệp trong nước tốt chức các chương trình “ Thương hiệu nông sản ”. Và các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

Xây dựng kênh thông tin liên ngành, xác lập những trung tâm tư vấn hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản cho các chủ thể sản xuất – kinh doanh nông sản hàng hoá. Đẩy mạnh các chương trình trao tặng danh hiệu nhãn hiệu, thương hiệu mạnh để kích thích niềm tự hào và ý thức xây dựng thương hiệu đối với các chủ thể kinh doanh sản phẩm nông sản.

3.7 Thu hút sử dụng hợp lý nguồn nhân lực

3.7.1 Đào tạo, sử dụng nguồn lao động tại địa phương vào sản xuất

Lực lượng lao động trẻ tại địa phương rất dồi dào những chủ yếu là đi làm công nhân, họ không thể thiết tha gắn bó với đồng ruộng vất vả mà thu nhập thấp. Việc đào

tạo đội ngũ nhân lực trẻ hiện nay là rất khó khăn. Cách thức tốt nhất để đào tạo, sử dụng là gây dựng tình cảm gắn bó với quê hương, tạo việc làm cho đối tượng thanh niên không có việc làm trong những khâu sản xuất, vận chuyển, với mức lương hợp lý đảm bảo thu nhập cho họ.

3.7.2 Tuyển mộ nhân viên Marketing.

Đây là đội ngũ nhân viên quản lý có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản chính quy chuyên ngành marketing. Cần có chính sách tuyển dụng, đãi ngộ hay chế độ thưởng phù hợp. Hiện nay chúng ta thiếu những nhân viên quản lý xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bài bản, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài bền vững. Đội ngũ nhân viên marketing sẽ có cách thức thuyết phục và truyền thông thương hiệu mang lại hiệu quả cao hơn.

3.8 Một số kiến nghị về việc xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần.

* Đối với các cơ quan quản lý tại địa phương:

Địa phương là nơi thực thi các chính sách của nhà nước, trực tiếp quản lý vĩ mô trên địa bàn. Vì vậy địa phương có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Do đó chính quyền địa phương cần tham gia tích cực, làm tốt chức năng cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xây dựng v à phát triển thương hiệu Tương Bần

* Đối với các doanh nghiệp:

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng quyết định trực tiếp đến thành bại trong xây dựng thương hiệu, vì vậy doanh nghiệp phải ý thức được việc làm của mình nếu muốn vươn xa.

Doanh nghiệp cần tham gia nhiều hơn vào các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm để quảng bá thương hiệu của mình tới ngườitiêu dùng.

Doanh nghiệp cần có biện pháp chống hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bản quyền nhằm bảo vệ thương hiệu của mình. Cần có sự phối hợp vơí các cơ quan chức năng có thẩm quyền

Trong kinh doanh doanh nghiệp phải đảm bảo uy tín, trách nhiệm. coi trọng lợi ích của người tiêu dùng. Có triết lý kinh doanh và coi trọng văn hóa kinh doanh, xây dựng hìnhảnh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Hiện nay xây dựng và phát triển thương hiệu đang là xu thế chung của nền kinh tế, sở hữu một thương hiệu mạnh là mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới, nó là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu hàng nông sản nói chung và thương hiệu Tương Bần nói riêng, trong quá trình thực tập, thực nghiệm và khảo sát thực tế tìm hiểu về lĩnh vực này và lựa chọn để viết chuyên đề tốt nghiệp.

Do thời gian và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế mà chuyên đề thực tập mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần được mọi chú ý quan tâm.

Nội dung bài viết t ập trung vào 3 phần chính

Phần1 : Tìm hiểu lý luận chung về thương hiệu và thương hiệu hàng nông sản nhằm cung cấp cho người đọc kiến thức cơ bản nhất, tìm hiểu các quan điểm, lý luận cơ bản, định hướng phát triển về thương hiệu và thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.

Phẩn 2: Đánh giá thực trạng quá trình sản xuất, tiêu thụ, xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần giúp bạn đọc nắm được các vấn đề cơ bản của làng nghề.

Phân3: Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần bền vững

Mặc dù dành nhiều thời gian tìm hiểu nghiên cứu vấn đề, có vận dụng sự khảo sát điều tra thu thập số liệu và thông tin thực tế nhưng do phương pháp tiếp cận, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế lên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của TS. Vũ Thị Minh giảng viên hướng dẫn và các chú, các anh tại phòng nông nghiệp huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên

Danh mục tài liệu tham khảo

1) Giáo trình marketing nông nghiệp

2) Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp 3) báo thời báo kinh tế Việt Nam

4) Báo cao tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.

5) Báo cáo kết quả hoạt động 10 của tỉnh

6 ) Tác phẩm " nguồn gốc nhãn hiệu " của All ries & laura Ries

7 ) Tác phẩm " Định vị sản phẩm cuộc chiến trong tâm trí khách hàng " của All Ries & laura Ries

8) Web side tỉnh Hưng Yên (www.hungyen.gov.vn) 9) Web side (www.vietnammarcom.edu.vn)

10) Tạp chí hàng hoá thương hiệu số 9, 34, 56, 25 11) Tạp chí thị trường chứng khoán

12) web side cục sở hữu trí tuệ (www.most.gov.vn) 13) Một số tài liệu tham khảo có liên quan

Môc lôc

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương I ...4

Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Xây Dựng Và Phát Triển ...4

Thương Hiệu và Thương Hiệu Hàng Nông Sản Việt Nam...4

1. Cơ sở lý luận chung về thương hiệu...4

1.1. Khái niệm thương hiệu ...4

1.1.1 Khái niệm chung...4

1.1.2 Khái niệm thương hiệu nông sản Việt Nam...9

1.2 Bản chất của thương hiệu. ...10

1.2.1. So sánh thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá: ...10

1.2.2 Nguồn gốc của thương hiệu...12

1.2.3 Bản chất của " thương hiệu " về cơ bản cũng giống như một con

người...13

1.2.4. Xây dựng thương hiệu (Branding)...14

1.3 Vai trò của thương hiệu đối với hàng nông sản Việt Nam ...15

1.3.1 Đối với doanh nghiệp ...15

1.3.2 Đối với người tiêu dùng...17

1.3.3 Đối với các nhà quản lý ...19

1.4 Tính tất yếu phải xây dựng và phát triển thương hiệu hàng nông sản

Việt Nam. ...20

1.4.1 Yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay đòi

hỏi...20

1.4.2 Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ trung thực...21

1.6 Những bộ phận cấu thành...24

1.6.1 Các bộ phận cấu thành thương hiệu và thương hiệu nông sản..24

1.2 Một số thương hiệu nông sản thành công tại Việt Nam...24

1.2.1 Xây dựng và phát triển thành công “tính cách nông dân” trong

thương hiệu sầu riêng Chín Hoá ...24

1.2.2 Xây dựng thành công thương hiệu Xoài Cái Hoà Lộc...26


1.2.3. Thương hiệu Vũ Sữa Lò Rền “ Cảm Nhận Sữa Từ Đất ” ...28

Chương II ...28

Thực Trạng xây dựng và phát triển thương hiệu hàng ...28

Tương Bần tại địa phương...28

2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ

Hào tỉnh Hưng Yên...29

2.1. Đặc điển tình hình và nguồn lực ảnh hưởng đến nghề chế biến tương

...29

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ...29

2.1.2. Nguồn lực...29

2.2 Khái quát chung về làng nghề Tương Bần. ...31

2.3 Phương Thức làm tương ngon chính hiệu theo kinh nghiệm của cha

ông truyền lại...32

2.5. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm Tương Bần hiện nay...36

2.6 Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng tiêu thụ sản phẩm giảm...37

2.7 Nhận thức đối với quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Tương

Bần. ...39

2.7.1 Nhận thức từ các cơ quan quản lý nhà nước ...39

2.7.3 Nhận thức của người tiêu dùng sản phẩm Tương Bần...42

Chương III ...43

Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Tương Bần ...43

Tại Huyện Mỹ Hào Tỉnh Hưng Yên...43

3.1. Xây dựng và phát triển 1 thương hiệu duy nhất cho các nhãn hiệu

Tương Bần khác nhau...43

3.2 Tăng cường vai trò của doanh nghiệp sản xuất trong việc xây dựng và

phát triển thương hiệu Tương Bần...44

3.3. Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa và đăng ký chất

lượng sản phẩm ...45

3.3.1 Tình hình đăng ký bảo hộ tại Việt Nam ...46

3.3.2 Quy trình và các bước tiến tới đăng ký thương hiệu Tương Bần46

3.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh nghiệp marketing tổng hợp...48

3.4.1 Nghiên cứu thị trường ...48

3.4.2. Xây dựng hệ thống kênh phân phối...49

3.6 Các giải pháp về cơ chế chính sách ...51

3.6.1 Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ, những điều

Luật về thương hiệu, nhãn hiệu…...51

3.6.2 Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp

...51

3.7 Thu hút sử dụng hợp lý nguồn nhân lực...52

3.7.1 Đào tạo, sử dụng nguồn lao động tại địa phương vào sản xuất.52

3.7.2 Tuyển mộ nhân viên Marketing...53


3.8 Một số kiến nghị về việc xây dựng và phát triển thương hiệu Tương

Bần...53

KẾT LUẬN ...55

Danh mục tài liệu tham khảo...56

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TƯƠNG BẦN TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN (Trang 49 -49 )

×