Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai

Một phần của tài liệu Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai ( Thái Nguyên) từ góc độ văn hóa (Trang 54 - 56)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.1 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai

2.3.1.1 Khái niệm thành tố chung

“Thành tố chung” đƣợc các nhà nghiên cứu gọi bằng nhiều tên khác nhau. Nguyễn Kiên Trƣờng gọi là “danh từ chung”, Phạm Văn Lam gọi là “yếu tố chỉ loại”, Lê Trung Hoa gọi là “yếu tố chung”. Mặc dù đƣợc gọi theo nhiều cách khác nhau nhƣng đều có nét chung về nội dung nhƣ sau:

- Một trong hai bộ phận cấu thành nên phức thể địa danh; - Là những danh từ (danh ngữ) chung;

- Có chức năng chỉ một lớp sự vật, đối tƣợng cùng thuộc tính;

- Đứng trƣớc địa danh, phản ánh loại hình của đối tƣợng đƣợc định danh;

- Không viết hoa nhƣ địa danh.

Ở đây chúng tôi chấp nhận định nghĩa về thành tố chung của A.V. Superanskaja: “Thành tố chung là những tên gọi chung liên kết các đối tƣợng địa lý với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng đƣợc định danh bằng các danh từ chung vốn đƣợc dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tƣợng cùng kiểu có cùng đặc điểm nhất định” [30, tr.13].

Nhƣ vậy thành tố chung là những danh từ (danh ngữ) chung có

chức năng chỉ một lớp sự vật, đối tƣợng cùng thuộc tính, đứng trƣớc địa danh – tên riêng, phản ánh loại hình địa danh và không đƣợc viết hoa nhƣ địa

2.3.1.2 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai

Cũng nhƣ mọi địa danh ở các địa phƣơng khác nói chung, ở Võ Nhai mỗi địa danh đều đƣợc nằm trong một phức thể địa danh gồm hai bộ phận là thành tố chung và địa danh là tên riêng (hay địa danh - tên riêng). Bộ phận thành tố chung thƣờng là danh từ / danh ngữ dùng chỉ loại hình đối tƣợng địa lý, còn địa danh - tên riêng có tính chất khu biệt đối tƣợng địa lý này với đối tƣợng địa lý khác.

Ví dụ: các phức thể địa danh xóm Mỏ Đinh (TX), đường Yên Ngựa

(LT), đập Đồng Vòi (BL) thì các bộ phận thành tố chung là những danh từ chỉ loại hình đối tƣợng: “xóm”, “đƣờng”, “đập”, còn “Mỏ Đinh”, “Yên Ngựa”, “Đồng Vòi” là các địa danh - tên riêng khu biệt của đối tƣợng địa lí. Khi không cần phân biệt rạch ròi hai thành tố này thì có thể gọi tắt phức thể địa danh là địa danh.

Qua khảo sát, thống kê, miêu tả cấu trúc các địa danh Võ Nhai trong tổng số 617 địa danh đã đƣợc điều tra, chúng tôi khái quát đƣợc cấu trúc mỗi địa danh theo mô hình sau:

Mô hình 2.3. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai

Mô hình

Phức thể địa danh Thành tố

chung

Địa danh - tên riêng khu biệt đối tƣợng (tối đa 5 yếu tố)

Tối đa là 3

yếu tố Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Yếu tố 5 Ví dụ

minh họa

Xóm Chợ

Núi Tò Vò

Hang Chu Văn Tấn

Khu di tích Rừng Khuân Mánh

2.3.1.3 Quan hệ giữa thành tố chung với địa danh-tên riêng

Mỗi đối tƣợng địa lý đều có hai bộ phận là thành tố chung và địa danh - tên riêng, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng của mình. Thành tố chung có chức năng cơ bản là để thông báo, để biểu hiện loại hình của một lớp đối tƣợng, còn địa danh –tên riêng là phân xuất và định danh riêng cho một đối tƣợng địa lý cụ thể. Hai bộ phận này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là quan hệ giữa cái đƣợc hạn định và cái hạn định, trong đó thành tố chung là cái đƣợc hạn định với sự biểu thị một loạt đối tƣợng có cùng thuộc tính, còn địa danh –tên riêng là cái hạn định đƣợc dùng để hạn định cho thành tố chung với chức năng chỉ những đối tƣợng cụ thể, xác định trong lớp đối tƣợng mà thành tố chung chỉ ra.

Ví dụ: xóm Phương Đông (PG) thì “xóm” là cái đƣợc hạn định,

“Phƣơng Đông” là cái hạn định dùng chỉ một làng cụ thể để phân biệt với tất cả các làng khác.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai ( Thái Nguyên) từ góc độ văn hóa (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)