Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Vĩnh Phúc (Trang 56 - 57)

8 ZK01 Chổi quét mặt gạch sau ép Nasseti Chiếc 0 95 00 07 600

3.2.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Thứ nhất: Đối với phân bổ công cụ, dụng cụ, tại Công ty đang áp dụng hình thức phân bổ một lần. Cách xử lý này có làm đơn giản hoá công tác kế toán song sẽ làm cho chi phí sản xuất trong kỳ tăng đột biến, ảnh hưởng đến tính chính xác của chi phí sản xuất trong kỳ và sẽ làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm hoàn thành. Việc phân biệt công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ với công cụ, dụng cụ giá trị lớn là cần thiết. Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ thì có thể tiến hành phân bổ một lần. Nhưng với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn thì cần thiết phải phân bổ nhiều lần.

Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ kế toán ghi: Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Vì kỳ tính giá thành là tháng nên cuối mỗi tháng kế toán phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho vào chi phí sản xuất theo định mức phân bổ:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (mức phân bổ)

Trong trường hợp công cụ, dụng cụ hư hỏng, mất mát hoặc hết thời hạn sử dụng, kế toán phản ánh:

Nợ TK 111, 152,138,334… giá trị thu hồi hoặc bồi thường Có TK 627 – Giá trị còn lại

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Thứ hai: Như phần tồn tại đã trình bày là hiện nay Công ty TNHH Vĩnh Phúc không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Điều này đã gây đột biến trong chi phí mỗi khi có phát sinh nghiệp vụ sửa chữa. Để đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán, thì thời gian tới phòng kế toán cần tiến hành điều chỉnh cách hạch toán là trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Theo đó, công ty nên mở thêm TK 335 – chi phí trả trước dài hạn. Số tiền trích trước được tính toán như sau: Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ bao gồm cả việc dự toán chi phí và kế hoạch sản xuất sản phẩm được lập bởi phòng kế hoạch – sản xuất của Công ty, kế toán tiến hành phân bổ khoản trích trước cho từng tháng theo sản lượng sản xuất kế hoạch

Số tiền trích trước chi phí SCL =

Tổng chi phí SCL TSCĐ trong năm Tổng sản lượng sản xuất kế hoạch năm

x

Sản lượng kế hoạch trong

tháng i Cuối tháng, kế toán phản ánh khoản trích trước chi phí theo định khoản sau:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 335 – Chi phí phải trả

Khi phát sinh chi phí liên quan đến SCL TSCĐ, kế toán phản ánh: Nợ TK 241(3)

Có TK 152,153,331…

Khi công việc SCL hoàn thành, căn cứ vào giá trị SCL hoàn thành, kế toán định khoản:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả Có TK 241(3)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Vĩnh Phúc (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w