PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

2.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng.

2.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng

Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Về bản chất, hợp đồng tín dụng ghi nhận thỏa thuận của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc chuyển giao sử dụng vốn, tài sản theo giữa các bên Hợp đồng tín dụng phải có nội dụng về điều kiện vay, mục đich sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận.

Xét về đặc điểm, ngoài những dấu hiệu chung của mọi loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng ngân hàng còn có một số dấu hiệu đặc trưng sau đây để phân biệt với các loại hợp đồng khác trong lĩnh vực dân sự và thương mại:

Thứ nhất, về chủ thể, một bên tham gia hợp đồng tín dụng ngân hàng bao giờ cũng là ngân hàng

có đủ các điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là các tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật về ngân hàng quy định.

Thứ hai, đối tượng của hợp đồng tín dụng ngân hàng là số tiền xác định (bao gồm tiền mặt và

bút tệ). Đối tượng này phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.

Thứ ba, hợp đồng tín dụng ngân hàng thường được lập thành văn bản. Hợp đồng tín dụng ngân

hàng đa phần là hợp đồng theo mẫu. Tên gọi có thể là: Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng vay; Khế ước vay vốn; hoặc phụ thuộc vào thời hạn vay, mục đích vay, hợp đồng có thể có thêm các cụm từ: “ngắn hạn”; “trung hạn”; “dài hạn”; “đồng Việt Nam”; “ngoại tệ”; “tiêu dùng”; “đầu tư”…Hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng song vụ. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, hợp đồng tín dụng có thể được công chứng, chứng thực.

2.2 Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng:

Chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng bao gồm bên cho vay (tổ chức tín dụng) và bên đi vay (tổ chức, cá nhân). Các chủ thể này khi tham gia giao dịch hợp đồng tín dụng ngân hàng phải thỏa mãn những điều kiện nhất định theo pháp luật. Việc quy định các điều kiện chủ thể đối với bên vay và bên cho vay nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự đánh giá hiệu lực của hợp đồng tín dụng, cũng như hạn chế được các rủi ro, tranh chấp về sau…

Với tư cách là chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng ngân hàng, bên cho vay và bên vay sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Theo quan niệm chung, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia hợp đồng tín dụng là những khả năng pháp lý do pháp luật quy định sẵn hoặc được các bên dự liệu trước trong hợp đồng nhằm thỏa mãn lợi ích kinh tế và cả những ràng buộc cho mỗi bên tham gia giao dịch. Việc tạo lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý vừa là mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng, vừa là kết quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng tín dụng. Các bên tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng với tư cách pháp lý riêng nên sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Có thể quyền bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Trên nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng tín dụng có hiệu lực.

2.2.1 Bên cho vay

2.2.1.1 Điều kiện về tư cách chủ thể

Bên cho vay trong hợp đồng tín dụng thông thường là các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng muốn là bên cho vay trong hợp đồng tín dụng phải thỏa mãn các điều kiện sau49:

Một là, Tổ chức tín dụng có đủ điều kiện được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

• Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

• Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

• Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;

• Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w