1.1. Mục tiêu tổng quát
Để đạt được chiến lược đề ra tới năm 2010 không thiếu điện trong bất kỳ thời điểm nào. Và phấn đấu tới năm 2010 sản lượng đạt khoảng 88-93 tỷ kWh.
Công ty cổ phần nhiệt điện phả lại bao gồm 2 dây chuyền đặc tính kỹ thuật của hai dây chuyền khác nhau vì vậy các chỉ tiêu kỹ thuật cũng được tách ra cho từng dây chuyền để tiện theo dõi chỉ đạo.
1.2. Mục tiêu hàng năm
Cụ thể mục tiêu cho năm 2007 công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại dự kiến sản xuất 6.464,257 triệu KWh.Trong đó dây chuyền 1 là 2.417,356 triệu KWh, dây chuyền 2 là 4.046,901 triệu KWh đạt 6,5% công suất thiết kế.
- Khối I: Dự kiến sản xuất lượng điện là: 650,147 triệu KWh - Khối II: Dự kiến sản xuất lượng điện là: 521,053 triệu KWh - Khối III:Dự kiến sản xuất lượng điện là :686,918 triệu KWh - Khối IV:Dự kiến sản xuất lượng điện là:559,238 triệu KWh - Khối V:Dự kiến sản xuất sản lượng điện là:1.942,739 KWh
- Khối VI: Dự kiến sản xuất sản lượng điện là: 2.104,162 triệu KWh Điện năng dự kiến bán cho EVN là :5.793,685 triệu KWh
Doanh thu năm 2007 đạt: 4208,265 tỷ VNĐ Nộp ngân sách đúng quy định của nhà nước
1.3. Phương hướng sản xuất kinh doanh cuả công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại Phả Lại
1.3.1. Tiếp tục cải tạo máy móc thiết bị và đổi mới kỹ thuật công nghệ
Như đánh gía thực trạng cuả công ty ở trên thì để đạt được mục tiêu tổn quát như đề ra, công ty phải cải tạo và đổi mới thiết bị công nghệ. Bởi vì dây chuyền 1 cuả công ty đã quá cũ kỹ lạc hậu, dây chuyền 2 mới đưa vào hoạt động nên còn gặp phải nhiều khó khăn nên khó có thể đạt được công suất tối ưu.
1.3.2. Ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác với các khách hàng thông qua việc chào giá cạnh tranh
Tuy việc chào giá cạnh tranh mới được đưa vào trong gần hai năm cổ phần hoá gần đây. Nhưng kết quả thực hiện công tác chào giá điện cạnh tranh cuả công ty tương đối tốt. Nó không chỉ tạo ra tính năng động trong công việc mà nó còn tạo ra mỗi quan hệ giữa công ty và khách hàng có nhu cầu. Hiện nay công ty mới chỉ thực hiện công tác chào giá giữa các nhà máy điện với nhau và khối lượng chào giá chỉ chiếm 0.05% khối lượng điện sản xuất. Chính vì vậy thời gian tớí công ty nên tiếp tục phát huy thành quả cuả mình và mở rộng hợp tác với khách hàng cả về số lượng và chất lượng.
1.3.3. Tiến tới phục vụ tốt nhu cầu trong nước và bán điện ra nước ngoài
Để có thể bán điện ra nước ngoài thì trước hết công ty phải phục vụ tốt nhu cầu điện của người dân trong nước. Thực hiện tốt điều trên thì công ty phải, nâng cao năng suất của người lao động, tìm hiểu nhu cầu điện trong nước và nước ngoài...
1.3.4. Tổ chức quản lý lao động cuả công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trong thời gian tới
a. Dự báo nhu cầu lao động cuả công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trong thời gian tới:
hoạt. Bên cạnh đó dây chuyền 2 mới đưa vào sản xuất nên còn thiếu lao động. Cùng với mục tiêu sản xuất cuả công ty ở trên thì dự báo nhu cầu lao động cuả công ty sẽ tăng trong thời gian tới được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 10: Dự báo nhu cầu lao động hàng năm cuả công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại từ nay tới năm 2010
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Đại học và trên đại học 315 318 320 325 Cao đẳng và trung cấp 625 630 638 640 Công nhân kỹ thuật 1270 1268 1265 1260 Lao động phổ thông 136 133 130 130 Tổng số 2346 2349 2353 2355
Nguồn: Thống kê cuả công ty năm 2006
b. Công tác tuyển dụng:
Cần thực hiện đúng quy trình công tác tuyển dụng cuả Nhà nước đề ra bao gồm các bước sau:
- Thông báo tuyển dụng. - Tiếp nhận hồ sơ.
- Phân loại hồ sơ. - Phỏng vấn. - Thử việc.
- Quyết định tuyển.
c. Đào tạo bồi dưỡng lao động cuả công ty cổ phần Nhà Máy Nhiệt điện Phả Lại:
Để đào tạo bồi dưỡng có hiệu quả thì công ty phải tuân thủ các bước sau: - Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo là nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có thể được thoả mãn bằng con đường đào tạo, bồi dưỡng. Thông thường người ta phân làm ba loại nhu cầu sau:
+ Nhu cầu đào tạo nhằm giúp cá nhân, doanh nghiệp thay đổi và đáp ứng được nhu cầu trong tương lai.
+ Nhu cầu đào tạo nhằm giúp cá nhân và doanh nghiệp thực hiện tốt công việc và mang lại hiệu quả cao.
+ Nhu cầu đào tạo nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về chức danh, tay nghề... như quy định.
Xác định nhu cầu đào tạo là việc xác định khoảng cách chênh lệch giữa cái mà người lao động biết và cái mà họ phải làm. Như vậy xác định nhu cầu đào tạo cho người lao động là xã định sự khác nhau, sự chênh lệch giữa năng lực hiện tại so với yêu cầu năng lực cần có trong tương lai cuả mỗi vị trí công việc nhằm đưa ra nội dung cuả hoạt động đào tạo và bồi dưỡng người lao động.
Thông qua việc phân tích thực trạng của doanh nghiệp, dựa trên chiến lược phát triển chung cuả công ty. Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo và phương thức đào tạo cho phù hợp.
Việc xác định nhu cầu đào tạo yêu cầu sử dụng nhiều phương tiện, công cụ đánh giá, phân tích nhu cầu đào tạo. Xác định nhu cầu đào tạo là một bộ phận công việc của quá trình đào tạo.
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo
Trên cơ sở số liệu thu được từ việc xác định nhu cầu đào tạo. Thì bước 2 công ty phải xây dựng kế hoạch đào tạo. Kế hoạch đào tạo bao gồm những nội dung sau:
+ Xác định yêu cầu của việc học tập: Bước này xác định những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cần đào tạo bồi dưỡng.
+ Xác định mục tiêu đào tạo bồi dưỡng: Các mục tiêu phải cụ thể và có thể lượng hóa được và có tính khả thi.
+ Xác định các nguồn lực: Phải xác định các nguồn lực một cách cụ thể và chính xác. Ở đây các nguồn lực là cơ sở vật chất, tài liệu tham khaỏ, giáo trình...
+ Xác định chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Các chương trình đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng tiếp thu đối với mỗi người lao động.
+ Xác định phạm vi và nơi đào tạo: Phải xác định phạm vi đào tạo tới đâu, đồng thời phải phân công trách nhiệm rõ ràng tới cá nhân và người phụ trách. + Xác định thời gian thực hiện: Phải xác định thời gian đào tạo cụ thể tùy thuộc vào yêu cầu cuả từng khoá đào tạo.
- Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo
Sau khi xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng xong thì công ty phải triển khai kế hoạch đào tạo. Để giúp cho việc thực hiện kế hoạch cần phải tiến hành các bước trong thiết kế chương trình đào tạo như sau:
+ Lập bảng liệt kê các mục tiêu đã được xem xét và chấp nhận cuả chương trình đào tạo.
+ Xem xét về số người tham gia học tập. + Liệt kê những cách thức đào tạo.
+ Quyết định lựa chọn hình thức đào tạo nào là phù hợp nhất với yêu cầu đào tạo và nguồn lực dành cho đào tạo.
- Bước 4: Đánh giá thực hiện kế hoạch đào tạo
Đánh gía là bước cuối cùng của quy trình đào tạo. Đánh giá được coi như là việc kiểm tra, xem xét độc lập và có hệ thống của một chương trình, dự án. Đánh giá phải nhằm tới các mục tiêu sau:
việc thực hiện hoạt động đào tạo.
+ Nội dung đào tạo về những kiến thức cũng như thực hành thông qua quá trình đánh giá.
+ Xác định hiệu quả của công việc đào tạo bằng việc áp dụng vào thực tế sản xuất.
+ Xem xét mối quan hệ giữa mục tiêu của doanh nghiệp với chính sách đào tạo có phù hợp không.
d. Thi đua khen thưởng:
Xây dựng, tổ chức các phong trào thi đua rộng rãi. Phải cung cấp thông tin của phong trào thi đua khen thưởng tới mọi thành viên trong công ty. Động viên khuyến khích moị người cùng tham gia.
e. Chế độ chính sách:
Xây dựng một hệ thống chế độ chính sách hợp lý
- Trước hết về thăng thưởng: xây dựng và thực thi hệ thống thưởng phạt phù hợp có tác dụng khuyến khích người lao động phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc. Quy trình này bao gồm:
+ Đánh giá mức độ và kết quả công việc. + Đánh giá việc thực hiện của người lao động. + Xem xét lợi ích của họ.
- Tiếp theo là các chế độ chính sách khác như: Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn lao động...