Vấn đề phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu 769 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam (Trang 27 - 33)

1.2.1. Đăc điểm nguồn nhân lực ngành logistics

Thiếu người : Trên các báo chí, phương tiện truyền thông liên tục đưa

tin về tình trạng thiếu hụt lao động ở tất cả các trình độ, ở tất cả các bộ ngành. Câu chuyên ngành nhân lực đã trở thành tâm điểm kéo theo sự chú ý của xã hội đặc biệt với các doanh nghiệp. Trăm thứ đổ dồn vào việc thiếu nhân lưc như quản lý, vận hành, marketing, bán hàng.... Rất nhiều doanh nghiệp đang phải đau đầu khi giải bài toán nhân sự và các doanh nghiệp cung ứng ngành

dịch vụ logistic ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung , cũng đang đau đầu vì thiếu nguồn nhân lực. Từ cuối năm 2006-thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) tạo đà cho sự bùng nổ của ngành tài chính với hàng loạt công ty, quỹ đầu tư, ngân hàng mới, chính trong lúc này, những nhân sự trở thành mốc nhắm của các doanh nghiệp mới, sử dụng các bổng lộc, quyền lợi và lương bổng đã khiến không ít doanh nghiệp bị rút ruột lao đồng cả trình độ cao và thấp, sự di chuyển đã tạo nên một làn sóng không chỉ trong thời gian ngắn mà còn trong các năm tiếp theo. Không chỉ trong lĩnh vực tài chính, vài năm trước đây nhiều doanh nghiệp CNTT, phần mềm cũng đã phải băn khoăn khi lưa chọn nhân sự. Bên cạnh việc bị chèo kéo bởi các công ty khác, doanh nghiệp còn đau đầu với nạn "nhảy việc",đặc biệt là các công ty cung ứng dịch vụ logistic của Việt Nam đang phải đối đầu với việc các nguồn nhân lực chất lượng cao quay sang đầu quân cho những đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Kỹ năng, tác phong thiếu chuyên nghiệp: Kỹ năng làm việc của lao động phục vụ , đặc biệt các lao động mới ra trường là nỗi lo thường trực của doanh nghiệp logistic bởi logistic là một ngành mới ,hầu như chưa có một trường lớp nào đầu tư giảng dạy chuyên sâu về lĩnh vực này. Theo ý kiến của nhiều chủ doanh nghiệp, các cán bộ phụ trách nhận sự của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistic thì nguyên nhân chính của thực trạng này nảy sinh ngay từ trong giảng đường, sinh viên chỉ được học kiến thức mà chưa được rèn luyện kỹ năng. Nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistic đã phải đào tạo lại sinh viên khi ra trường và vừa đào tạo vừa phải lo lắng vì nhân viên luôn có ý định nhảy việc, tìm công việc mới để có thêm "kinh nghiệm".

1.2.2. Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ logistics của một số nước và bài học đối với Việt Nam.

1.2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước.

Đáng ra sau đây sẽ là kinh nghiệm cung ứng ngành dịch vụ logistic của một số quốc gia nhưng theo quan điểm cá nhân thì các doanh xây dựng các

chiến lược toàn cầu còn các quốc gia , các chính phủ lại xây dựng các chiến lược “nương “ theo doanh nghiệp la xu thế chung trên toàn thế giới hiện nay , do đó sau đây xin đề cập đến những kinh nghiệm cung ứng dịch vụ logistic của một vài tập đoàn nổi tiếng trên thế giới là chính :

a) Kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ logistic của bưu chính Singapore Bưu chính Singapore (SingPost) không chỉ kinh doanh các dịch vụ bưu chính mà còn kinh doanh/cung cấp mạng lưới dịch vụ phân phối “một điểm dừng” và đề nghị tất cả các dịch vụ Logistics đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ nhà kho, hoàn thành và chuyển giao hàng hoá trong nước và quốc tế (SingPost Logistics). Với sự xuất hiện của Thương mại điện tử (TMĐT), việc kinh doanh ngày nay trở nên dễ dàng hơn theo nhiều hướng mới. Chỉ cần một nhấn chuột trên mạng Internet, khách hàng có thể mua được hàng hoá tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, việc bán hàng qua Internet chỉ có thể thực hiện khi có sự trợ giúp của các dịch vụ phụ trợ như: dịch vụ Logistics, mạng lưới chuyển giao trong nước và quốc tế. SingPost đề xuất cung cấp các dịch vụ cho khách hàng bao gồm:

+ Hệ thống nhà kho;

+ Kiểm soát hàng tồn kho; + Dịch vụ trợ giúp khách hàng;

+ Dịch vụ nhận và đóng gói hàng hoá; + Dịch vụ giao tận nhà (door to door); v.v...

Trợ giúp cho các dịch vụ nói trên, SingPost đề xuất các phương thức/gói dịch vụ đa dạng mà khách hàng có thể lựa chọn như: Speedpost Islandwide; Speedpost Worldwide; SpeedPost; Giải pháp chuyển giao hoàn thiện; Chuyển phát đúng giờ hoặc trả lại tiền....

Các dịch vụ Logistics mà SingPost Logistics cung cấp đề xuất cho khách hàng giải pháp một điểm dừng mà sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các sản phẩm của khách hàng hay chuyển phát logistics, vì vậy khách hàng chỉ phải

tập trung vào việc kinh doanh của họ mà thôi. Các dịch vụ kinh doanh này bao gồm:

+ Thiết lập TMĐT; + Đặt hàng và xử lý;

+ Tiếp nhận và chuyển phát tận nhà (Door to door); + Theo dõi vận chuyển và đặt hàng;

+ Lưu kho hàng hoá; + Gửi hoá đơn bán hàng;

+ Các dịch vụ hoàn thiện mạng của SingPost.

Bài học kinh nghiệm cơ bản nhất trong kinh doanh dịch vụ logistics của SingPost là tận dụng ưu thế và kinh nghiệm sẵn có của mạng lưới, nhân lực và cơ sở hạ tầng bưu chính; ứng dụng phương pháp quản lý hiện đại; thiết lập nhiều gói dịch vụ; cạnh tranh bằng giá và chất lượng dịch vụ, lấy phục vụ bưu chính là ưu tiên.

b) Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của Walmart

Thấu hiểu chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt Walmart có những chiến lược chuỗi cung ứng rất smart mà đến

Hình 1.6: Hình minh hoạ tập đoàn Walmart.

bây giờ Kmart hay các nhà bán lẻ khác còn đang học hỏi rất nhiều:

Walmart là công ty tiên phong về khái niệm cross-docking, sau này trở lên rất phổ biến

Walmart đi tiên phong ứng dụng RFID mà bây giờ trên báo nào cũng phải nhả vài từ về RFID, tuy nhiên hiệu quả

Hình minh hoạ về tập đoàn Walmart. RFID đến đâu thì vẫn cần phải có thời gian.

Walmart là công ty tiên phong với CPFR mà trước hết với P&G, từ này tôi xin giải thích sau, tuy nhiên có thể hiểu là hoạch định, dự báo bổ sung cộng tác nghĩa là cả hai cùng chia sẻ thông tin với nhau để dự báo và hoạch định tốt hơn. Cái này liên quan đến hiệu ứng Bull Whip mà tôi cũng xin được trình bày vào dịp khác.

Cụ thể hơn:

•Walmart chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không chấp nhận trung gian, cò mồi !

•Walmart là một nhà đám phán rất tough về giá và chỉ giá mà thôi (Walmart có một đội ngũ chỉ nghiên cứu lý thuyết trò chơi trong đàm phán để làm sao giành lợi thế về mình tốt nhất..). Và dĩ nhiên khi chơi với Walmart thì khó vạn lần nhưng lợi thì cũng vạn lần..

•Walmart sẽ mua hàng theo chính sách factory gate pricing nghĩa là walmart sẽ vận chuyển hàng từ cửa nhà máy.

•Walmart rất chịu khó giành thời gian làm việc với nhà cung cấp và dĩ nhiên chỉ để hiệu cấu trúc chi phí của họ thế nào đại khái anh mua nguyên liệu của ai? Giá bao nhiêu? Công nhân của anh là ai? Lương thế nào? Có giảm được không? Vận chuyển nguyên liệu thế nào? Có phụ phí không? Margin của anh bao nhiều? Tại sao lại là thế? Tại sao? Và dĩ nhiên chỉ sau khi thỏa mãn thì walmart mới ký hợp đồng dài hạn..ngon chưa ..rất dài hạn..nhưng cam kết giảm giá mỗi ngày nhé..?

•Walmart có hệ thống trung tâm phân phối đáp ứng 85% nhu cầu hàng hóa so với 50-60% của đối thủ cạnh tranh. Và dĩ nhiên chỉ làm thế thì Walmart mới cross-docking liên tục được..

•Walmart cũng sở hữu 3500 xe tải để đáp ứng cho tất cả các hệ thống siêu thị của mình

•Walmart rất giỏi ứng dụng hệ thống tin để tối ưu hóa tất tần tật từ vận tải, tồn kho , lead time, OTIF,..

c) Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của Trung Quốc. c1) Thị trường địa lý:

Lãnh thổ Trung Quốc rất là rộng lớn. Khó có thể đưa một sản phẩm được sản xuất tập trung đến tay của mọi người tiêu dùng ở Trung Quốc vì chi phí cho quá trình phân phối rất cao và làm cho giá cả hàng hoá vượt quá mức giá có thể chấp nhận được của người tiêu dùng. Thực tế là người tiêu dùng Trung Quốc thường mua những sản phẩm được sản xuất ở địa phương, được phân phối mức giá có thể chấp nhận được.

Trên thực tế, tại Trung Quốc có ba thị trường: một thị trường đã phát triển ở vùng duyên hải phía đông; một thị trường đang phát triển ở khu vực trung tâm của Trung Quốc; một thị trường mới mở ở vùng Viễn tây của Trung Quốc.

Thị trường rộng lớn và giàu có ở vùng duyên hải phía Đông Trung Quốc, với dân số hơn 300 triệu người có thể tiêu dùng cả hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa. Đây là một thị trường cạnh tranh của các nhãn hiệu và hệ thống phân phối. Thị trường này có một hệ thống logistics hiệu quả hỗ trợ cho họat động phân phối.

Thị trường khu vực trung tâm của Trung Quốc bao gồm một vùng rộng lớn các khu vực nông nghiệp và các trung tâm thành phố. Chính phủ đang nhanh chóng xây dựng các thành phố, các đặc khu kinh tế trong khu vực này và cải thiện các hệ thống đường ô tô và đường sắt. Người dân ở đây có tiền để mua hàng hoá, nhưng hệ thống phân phối và logistics chưa phát triển tương ứng, nên việc lưu thông hàng hoá giữa khu vực này và những khu vực khác rất khó khăn và tốn kém.

Khu vực phía tây Trung Quốc là một vùng đất xa xôi, hẻo lánh chưa phát triển nhiều. Thị trường ở đây được nuôi dưỡng bởi các họat động đầu tư và

phát triển của nhà nước. Người dân ở khu vực này không có khả năng mua sắm nhiều và việc đưa hàng hoá từ nơi khác đến đây cũng rất khó khăn và tốn kém vì cơ sở hạ tầng cho họat động phân phối và logistics còn rất thiếu thốn.

Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng phát triển kinh tế ở cả ba khu vực này. Tuy nhiên, mỗi khu vực lại có tốc độ phát triển khác nhau. Vấn đề của các doanh nghiệp là xác định khu vực đầu tư. Ở Trung Quốc chưa có một hệ thống phân phối có thể đưa hàng hoá đến mọi nơi. Các yếu tố văn hoá - xã hội ở các địa phương rất khác biệt nhau nên nhu cầu về hàng hoá cũng không giống nhau. Một công ty có thể có một kế hoạch dài hạn 30 năm ở Trung Quốc, nhưng trong kế hoạch ngắn hạn phải xác định khu vực mục tiêu.

Một phần của tài liệu 769 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam (Trang 27 - 33)