1. Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam
1.2.2. Huy động vốn đầu tư nước ngoài
Theo thống kê thì năm 2006 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép năm 2006 phân theo ngành kinh tế vào ngành dầu khí tăng khá nhanh 8 dự án với tổng vốn đăng kí lên tới 144.3 triệu $.
Số dự án Tổng vốn đăng kí Vốn cấp mới Vốn tăng thêm Đầu tư trực tiếp nước
ngoài được cấp phép năm 2006 phân theo
ngành kinh tế
8 144.3 118.6 25.7
(Niên giám thống kê 2006)
Tính từ năm 1989-2006 cả nước có 15 dự án từ nguồn vốn FDI trong đó bên Việt Nam góp số vốn cũng tương đương với bên ngước ngoài.
Số dự án Tổng số vốn đăng kí Tổng vốn điều lệ Nước ngoài góp Việt Nam góp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép năm 1989-2006 phân theo ngành kinh tế
15 379 376.3 210.8 168.5
( Đơn vị: Triệu $) (Niên giám thống kê 2006)
Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và
Tổng giám đốc BP Việt Nam, nói với báo giới rằng BP muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai hiệu quả một số dự án mới và mở rộng các dự án hiện hữu trong 10 năm tới. BP tính toán họ và các đối tác sẽ cần khoảng 2 tỉ Đôla Mỹ, trong đó phần đầu tư của BP ước tính sẽ chiếm khoảng 1 tỉ Đôla. Nguồn vốn này sẽ được đầu tư vào việc nâng công suất khai thác mỏ khí Lan Tây & Lan Đỏ (lô 6.1), phát triển thêm mỏ khí Hải Thạch & Mộc Tinh (lô 5.2 và 5.3) và xây dựng một nhà máy điện tiêu thụ khí tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Hiện tại BP đang là nhà thầu điều hành dự án khí Nam Côn Sơn, có tổng vốn đầu tư 1,3 tỉ Đôla, và nắm 35% cổ phần khai thác tại lô 6.1 của dự án này. Lô 6.1 hiện có công suất khai thác là 3 tỉ mét khối khí/năm. Tổng giám đốc BP cho biết BP đang có kế hoạch đầu tư mở rộng giàn khoan khai thác để nâng công suất khai thác của lô 6.1 thêm 50% so với công suất thiết kế ban đầu vào giữa năm sau, nhằm tăng sản lượng cung cấp khí thiên nhiên cho các nhà máy điện vào năm 2010. Các đối tác đầu tư của BP tại lô 6.1 là ONGC (Ấn Độ) với 45% cổ phần và PetroVietnam với 20% cổ phần.
Ngoài ra, công ty cũng đang trong quá trình thảo luận để sớm triển khai dự án phát triển lô 5.2 và 5.3, nằm kế bên lô 6.1 với mục tiêu đưa khí vào bờ vào cuối thập kỷ này (2010). Mặc dù chưa xác định được số tiền đầu tư vào mỏ khí này nhưng BP cho biết đã đạt được sự nhất trí với các bên liên quan về lộ trình thực hiện cũng như những thỏa thuận cần được ký kết để có thể triển khai dự án.
Đầu năm 2007, BP, PetroVietnam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công nghiệp (MOI) đã ký một biên bản hợp tác để phát triển một trung tâm điện lực tại Nhơn Trạch sử dụng khí khai thác từ lô 5.2 và 5.3. Trung tâm điện lực Nhơn Trạch dự kiến sẽ tiêu thụ 2,5 tỉ mét khối khí/năm và có công suất là 2.640 MW.
Tại đây, BP cũng có kế hoạch xây dựng một nhà máy điện với công suất gần tương đương với nhà máy điện Phú Mỹ 3 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, để tạo thị trường tiêu thụ khí cho lô 5.2 và 5.3
Bên cạnh việc khai thác các mỏ khí và xây dựng nhà máy điện, BP cho biết họ cũng đang làm việc với các đối tác Việt Nam về khả năng đầu tư vào việc sản xuất khí hóa lỏng (LPG), một phân khúc thị trường rất có tiềm năng đối với chiến lược kinh doanh của công ty tại Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí ConocoPhillips (Mỹ), hiện nay đang là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn giải ngân trong 10 năm qua đã lên tới 1 tỉ Đôla Mỹ, gần đây cũng tuyên bố trong 10 năm tới sẽ đầu tư tiếp khoảng hơn 1 tỉ Đôla cho các dự án khai thác dầu tại Việt Nam.
ConocoPhillips cho biết trong năm nay, công ty sẽ đầu tư khoảng 115 triệu Đôla để phát triển lô 15.1 bao gồm các mỏ dầu Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Vàng và Sư Tử Nâu. Hiện tại mỏ Sư Tử Đen có công suất khai thác 70.000 thùng dầu/ngày và là mỏ dầu có công suất khai thác lớn thứ ba tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, ConocoPhillips nắm giữ 23,25% cổ phần khai thác tại lô 15.1; 36% tại lô 15.2; 70% tại lô 133 và 134; 50% tại lô 5.3 và 16,33% tại dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn. Đại diện của ConocoPhillips tại Việt Nam cho biết khoản đầu tư trong 10 năm tới của tập đoàn này tại Việt Nam sẽ tập trung vào các dự án phát triển mỏ mà công ty có cổ phần khai thác.
Như vậy riêng vốn của hai tập đoàn dầu khí lớn là BP và ConocoPhillips đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí dự tính sẽ đạt hơn 2 tỉ Đôla trong vòng 10 năm tới. Các chuyên gia kinh tế nước ngoài dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, một lĩnh vực sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn cả, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.
Doanh thu từ ngành này hiện đang chiếm trên 25% tổng thu ngân sách của Việt Nam.
Hiện tại có khoảng 29 hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực tại Việt Nam, bao gồm ba hợp đồng mới được ký kết cho bốn lô thuộc bể Phú Khánh trong nửa đầu năm nay, với sự góp mặt của hầu hết các tập đoàn dầu khí đứng đầu trên thế giới. PetroVietnam cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục ký kết các hợp đồng đang mời thầu còn lại với các công ty nước ngoài.
Như vậy: Nguồn vốn huy động được vào ngành dầu khí ở Việt Nam trong thời gian qua là những con số không nhỏ, từ đó đã mang lại những kết quả khả quan trong ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp dầu khí nói riêng. Song ngành dầu khí như ta đã thấy đặc điểm của công nghiệp dầu khí là cần vốn lớn, chịu nhiều rủi ro, hơn nữa Dầu khí còn là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam và tiềm năng vốn có của thiên nhiên ban tặng. Việt Nam trong thế kỷ 21 này cần có nhiều biện pháp để huy động vốn vào ngành dầu khí.