Hoạt động áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường và sự tham gia của S

Một phần của tài liệu Phản ứng của sinh viên trường Đại học ĐH KHXH&NV đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay (Trang 70 - 88)

4. Hành động phản hồi của SV đối với việc áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay

4.2 Hoạt động áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường và sự tham gia của S

của SV

Hình 2 : Thảo luận nhóm

Trước hết, bằng phương pháp quan sát bí mật và tự do hoặc có tham gia một số giờ học có tổ chức hoạt động nêu vấn đề&thảo luận, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động này trong các giờ học đó cũng phần lớn tuân theo cấu trúc trên. Cụ thể là trường hợp một giờ học tích cực tại lớp K48 - XHH nơi mỗi nhóm SV khoảng 10 người đều cử ra một người điều hành (sau này sẽ có nhiệm vụ trình bày trước lớp

kết quả thảo luận của nhóm) và một thư ký có nhiệm vụ ghi chép ý kiến của mọi thành viên. Tuy sĩ số lớp đông và điều kiện ghế ngồi không hẳn thuận tiện cho việc chia nhóm để bàn bạc nhưng nhờ có những gợi ý đầy thú vị về vấn đề của GV, SV trong lớp đều có vẻ rất hào hứng với việc thảo luận và khá sôi nổi khi đưa ra quan điểm của mình, đặc biệt khi đại diện của các nhóm nêu lên những ý kiến thật sự độc đáo và mới mẻ. Trong lúc SV đại diện cho từng nhóm trình bày thì GV là người tóm tắt nội dung trình bày đó trên bảng, các nhóm SV còn lại chú ý lắng nghe và ghi chép ngay khi nảy ra những câu hỏi thắc mắc hay phản hồi. Đặc biệt, khi đã có chuông báo hiệu giờ nghỉ - điều mà SV có thể hay mong ngóng trong một số giờ học thuyết trình buồn tẻ, việc tranh luận hỏi&đáp giữa các nhóm SV vẫn tiếp diễn rất sôi nổi. Có thể nói, sau một giờ học như vậy, SV không những tự nhận thấy được những hạn chế trong nhận thức của mình khi lắng nghe quan điểm hay và mới của các bạn, từ đó có thêm niềm hứng thú với việc học mà còn tự mình tích lũy được cả những tri thức chuyên môn và những kỹ năng đáng quý. Nhận định này càng được khẳng định khi chúng tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với nam SV học năm thứ III - người khi được hỏi : "Qua những tiết học áp dụng phương pháp nêu vấn đề&thảo luận bạn nhận thấy mình có tích lũy được kỹ năng gì không?" đã trả lời : "Nhiều lắm. Ví dụ như tính chủ động tích cực, tự học, kỹ năng thuyết trình, thảo luận nhóm, vì khi tổ chức thảo luận các thầy cô sẽ chia sinh viên thành từng nhóm và hướng dẫn từ chọn đề tài cho tới cách tiếp cận rồi trình bày", hay một nữ SV K48 khi được được hỏi một câu tương tự đã cho biết : "Tôi rất thích cách truyền đạt kiến thức như vậy. Bằng phương pháp này những kiến thức trừu tượng trở nên rất dễ hiểu và mình còn có thể hiểu sâu sắc về một vấn đề, do đó dễ thuộc bài và nhớ lâu, hơn nữa còn giúp mình trang bị một số kỹ năng cần thiết như tính chủ động tích cực, tự học, thảo luận nhóm". Ngoài ra, cũng bằng phương pháp quan sát SV năm thứ II tham gia vào giờ học tích cực, chúng tôi không nhận thấy có một sự khác biệt nào về việc hào hứng thảo luận, phản biện giữa SV xuất thân từ nông thôn và thành thị. Sở dĩ chúng tôi quan tâm đến điều này là vì trước đó, trong quá

trình thu thập tài liệu, có những nguồn thông tin gợi ý cho nhóm nghiên cứu về một sự chênh lệch có thể có không chỉ về nhận thức, thái độ mà còn cả những động thái phản hồi đối với việc áp dụng một PP giảng dạy mới giữa người học ở thành thị có điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận với công nghệ hiện đại với người học ở nông thôn. Phải chăng những nếp nghĩ, nếp tư duy cũ (nếu có) đã phai nhạt dần sau 2 học kỳ đầu và dần dần, ranh giới nông thôn - thành thị về sự năng động, tích cực và nhạy bén bị xóa mờ? Chúng tôi sẽ phân tích tương quan 2 nhóm SV trong các phần dưới đây để có thể khẳng định hoặc bác bỏ giả định đó.

Như vậy, có thể sớm rút ra một số nhận xét ban đầu về sự tham gia của SV vào những giờ học tích cực. Tuy nhiên, để tìm hiểu sâu hơn nữa về tần số và mức độ tham gia của SV, nhóm nghiên cứu đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 128 SV thuộc 6 khoa trong trường và thu được những kết quả như sau

Thứ nhất, khi tìm hiểu ý kiến của cá nhân SV về tỉ lệ SV trong lớp họ tham gia vào giờ học tích cực tại lớp chúng tôi thu được số liệu như sau

Biểu đồ 10 : Quan điểm của SV

16% 35% 35% 38% 11% Duoi 25% Tu 25-50% Tu 50-75% Tren 75%

Nhìn vào biểu đồ tỉ lệ% trên đây chúng ta có thể thấy rõ tỉ lệ SV tham gia (vào hoạt động nêu vấn đề&thảo luận) khi GV sử dụng PP giảng dạy tích cực tại lớp. Gần 3/4 số SV được hỏi cho rằng tỉ lệ SV tham gia vào giờ học tích cực tại lớp họ dao động trên dưới 50%, tuy nhiên tỉ lệ SV đưa ra quan điểm về sự tham gia trên 50% của SV lớp họ vào hoạt động nêu vấn đề&thảo luận không nhiều hơn đáng kể. Tức là, nhìn một cách tổng quát, mới chỉ có nửa số SV tham gia vào PP giảng dạy tích cực trong lớp. Đây không phải là một con số khả quan bởi vì trong giáo dục theo phương châm lấy người học làm trung tâm, việc đổi mới PP giảng dạy không thể được thực hiện tốt nếu thiếu vai trò của người học - những chủ thể của giáo dục đóng góp 50% vào hiệu quả giáo dục. Với tỉ lệ SV tham gia như trên, khó có thể trông mong vào việc nâng cao chất lượng của giờ dạy. Việc áp dụng một PP không đúng cách - mà ở đây là không có sự tham gia tích cực của đối tượng trung tâm thậm chí còn có thể gây nên những tác động ngược. Có lẽ bởi vậy mà nhiều chuyên gia giáo dục đã sớm cảnh báo rằng : " Đổi mới phương pháp dạy học không hẳn là việc áp dụng những phương pháp hoàn toàn mới, vì lắm khi dùng phương pháp mới, kỹ thuật mới mà vẫn quen theo nếp cũ thì còn tai hại gấp mấy lần không đổi mới. Do đó, việc cần làm là phải có một thái độ mới, tích cực, tự giác và không ngừng học

hỏi để tự điều chỉnh. " Tuy nhiên mặt khác, tỉ lệ gần 50% SV tham gia vào giờ dạy sử dụng PP tích cực cũng cho thấy PP này đã được một bộ phận SV còn lại đón nhận và hưởng ứng. Đó có thể là một tín hiệu khích lệ toàn thể GV và SV trong nhà trường không ngừng cải tiến, hợp lý hóa PP dạy&học để đạt được hiệu quả chất lượng đào tạo cao nhất.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu tiến hành tìm hiểu tần số và mức độ tham gia của bản thân SV vào những giờ học tích cực tại lớp của họ lần lượt bằng các câu hỏi trưng cầu ý kiến. Kết quả thu được như sau:

• Đối với câu hỏi : "Khi GV sử dụng PP giảng dạy tích cực trong giờ học tại lớp, bạn có tham gia không?" chúng tôi đưa ra 4 phương án gợi ý trả lời theo tần suất giảm dần là Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Ít khi - Không bao giờ. Câu trả lời của 128 SV được hỏi được biểu thị bằng biểu đồ dưới đây

Biểu đồ 11 : Tỉ lệ sinh viên tham gia vào giờ học tích cực tại lớp (tần suất tham gia)

Thuong xuyen 38% Thinh thoang 48% It khi 12% Khong bao gio

2%

Như vậy, gần một nửa số SV được hỏi chỉ thỉnh thoảng tham gia vào hoạt động nêu vấn đề&thảo luận của giờ học theo PP giảng dạy tích cực tại lớp. Cộng với 38% SV thường xuyên tham gia, tỉ lệ SV có tham gia ở một mức độ chấp nhận được lên tới 86%. Chỉ có 12% SV ít khi tham gia và 2% SV cho rằng mình không bao giờ tham gia vào giờ học tích cực. Là những con số khá khả quan, liệu có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng góp phần khích lệ việc tăng cường áp dụng PP giảng dạy tích cực trong giờ học hay không?

Để có thêm những dữ liệu làm cơ sở cho việc phân tích vấn đề hoạt động của SV đối với việc áp dụng PP giảng dạy tích cực, nhóm nghiên cứu tiến hành tìm hiểu sự chênh lệch giữa SV đạt các mức học lực Giỏi - Khá - Trung bình

Bảng 13 : Tương quan giữa học lực của SV với tần suất tham gia vào giờ học sử dụng PP giảng dạy tích cực tại lớp

(tỉ lệ %)

Giỏi Khá Trung bình

Thường xuyên 41 33 33

Thỉnh thoảng 41 51 54

Ít khi 10 13 12

Không bao giờ 8 3 1

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy giữa các nhóm SV có học lực khác nhau không có sự chênh lệch đáng kể về tần suất tham gia thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi hay không bao giờ vào giờ học tích cực. Xét tương quan giữa các nhóm, tỉ lệ SV tham gia theo tần xuất từ cao xuống thấp khá cân bằng với nhau, cả 3 nhóm đều có trên 80% số SV tham gia vào giờ học tích cực với một mức độ chấp nhận được. Tuy nhiên, tỉ lệ 8% SV ở nhóm giỏi so với chỉ có 3% nhóm Khá và 1% nhóm TB trả lời không bao giờ tham gia vào giờ học sử dụng PP tích cực khiến chúng tôi rất băn khoăn và cố gắng tìm câu trả lời trong các bảng số liệu ở phần trước. Kết quả, nhóm nghiên cứu rút ra được một sự lý giải ban đầu cho hiện tượng này : tỉ lệ 8% đó phần lớn là những SV bảo vệ quan điểm của mình cho rằng PP thuyết trình truyền thống trong điều kiện nhà trường và nội dung chương trình đào tạo hiện nay là PP phù hợp, hiệu quả mà họ đã hài lòng. Có lẽ vì thế mà một bộ phận SV thuộc nhóm Giỏi không sẵn sàng ủng hộ và tham gia vào việc áp dụng một PP giảng dạy nào khác ngoài PP chỉ có thể giúp cho họ lĩnh hội kiến thức một cách thụ động nhưng lại vẫn hiệu quả đủ để đạt được những điểm số cao qua các kỳ thi?

Vậy, liệu có tồn tại một sự chênh lệch về tần suất tham gia giữa nhóm SV nông thôn+miền núi và nhóm SV thành thị hay không?

Bảng 14 : Tương quan giữa quê quán và tần suất tham gia vào giờ học sử dụng PP giảng dạy tích cực tại lớp (tỉ lệ %)

Thành thị Nông thôn+Miền núi

Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi

Không bao giờ

32 48 16 4 41 48 9 2 Tổng số 100 100

Số liệu thu được quả là không có gì khác biệt so với kết quả quan sát của nhóm nghiên cứu. Thực tế cho thấy, nhóm SV nông thôn+miền núi thậm chí còn tham gia vào giờ học sử dụng PP giảng dạy tích cực nhiều hơn nhóm SV thành thị tới 9%. Như vậy, bước đầu có thể kết luận là yếu tố quê quán không phải là một trở ngại đối với việc lựa chọn và áp dụng một PP giảng dạy mới ngoài PP thuyết trình truyền thống.

• Đối với câu hỏi : "Bạn tham gia thảo luận như thế nào?" cùng 3 phương án gợi ý trả lời là Hào hứng, chủ động - Miễn cưỡng (chỉ tham gia nếu được chỉ định) - Hoàn toàn đứng ngoài cuộc thảo luận chúng tôi đã nhận được kết quả như sau

Biểu đồ 12 : Tỉ lệ sinh viên tham gia vào giờ học tích cực tại lớp (mức độ tham gia)

Hao hung, chu dong 46% Mien cuong (chi

tham gia neu duoc chi dinh)

51%

Hoan toan dung ngoai cuoc

3%

Từ số liệu trên, ta đã có thể trả lời được nghi vấn đặt ra ở phần trước rằng liệu có nên xem số lượng trên 80% SV được hỏi đồng ý là tham gia thường xuyên hoặc thỉnh thoảng vào giờ học tích cực là một tín hiệu đáng mừng? Thực tế cho thấy với kết quả 51% SV cho rằng họ tham gia một cách miễn cưỡng, nghĩa là chỉ tham gia nếu được chỉ định, bị bắt buộc là một con số không mấy sáng sủa và rất phù hợp với quan điểm của SV về tỉ lệ SV tham gia vào giờ học bắt buộc tại lớp mình. Tuy 46% SV hào hứng, chủ động tham gia nhưng việc hơn 50% SV ngồi thụ động và uể oải trong khi GV tổ chức cho cả lớp một giờ học tích cực có nêu vấn đề và thảo luận nhóm đã phản ánh là sự thụ động, tính ỳ của SV mà nếu không khắc phục được thì GD không thể đổi mới theo phương châm "lấy người học làm trung tâm" được. Bên cạnh đó, mức độ tham gia chủ động hay thụ động khá đồng đều ở cả 3 nhóm học lực Giỏi - Khá - TB của SV. Cũng từ đây, nảy sinh một yêu cầu về việc thăm dò, khảo sát ý kiến và phản ứng của người học về tính phù hợp và hiệu quả của PP giảng dạy. Có người ví quá trình dạy và học như con gà đẻ ra quả trứng, theo đó PP giảng dạy được xem như con gà, phương pháp và thái độ học tập của sinh viên được xem như quả trứng. PP giảng dạy không tốt, không thích hợp sẽ dẫn đến cách học và thái độ học tập không tốt, và do đó chất lượng giáo dục thấp. Thực

tế của điều này có thể được minh họa bằng một câu trả lời của SV năm thứ III : "Cũng tuỳ giờ thôi. Thường là có một số bạn gần như được “phân công” là làm các “hoạt náo viên” trong lớp. Các bạn ấy sẽ xung phong trả lời câu hỏi và thảo luận. Còn lại thì tuỳ các sinh viên, ai thích giờ nào, thầy cô nào sẽ tham gia tích cực giờ ấy. Ví dụ như tôi rất thích giờ của thầy Thanh nên tôi tham gia rất nhiệt tình, vừa chuẩn bị bài rồi thảo luận và thuyết trình nữa". Như vậy, không chỉ có những yếu tố chủ quan từ phía người học mà còn có những yếu tố khách quan từ phía người dạy quyết định tính hiệu quả của một giờ dạy tích cực. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu bước đầu tìm hiểu một khía cạnh của vấn đề qua câu hỏi thứ ba.

 Thứ ba , chúng tôi trưng cầu ý kiến SV về những yếu tố khiến họ có thể ít hứng thú với PP giảng dạy tích cực tại lớp

Biểu đồ 13 : Quan điểm của SV về những yếu tố có thể làm giảm hứng thú với giờ học tích cực tại lớp

52 22 26 22 26 31 47 41 Noi dung thao luan khong hap dan

Ket qua thao luan khong

co ich

Khong dong tinh voi cach dat van de hoac to chuc thao luan cua GV Khong hieu biet ve van de thao luan Kha nang trinh bay&dien thuyet kem Luoi, e ngai 1 28

Nhìn vào bảng biểu trên đây chúng ta thấy lần lượt những yếu tố mà SV cho rằng hạn chế sự hứng thú của họ với PP giảng dạy tích cực tại lớp, đó là : Nội dung thảo luận không hấp dẫn (41%) - Khả năng trình bày và diễn thuyết kém (37%) - Lười, e ngại (32%) - Không hiểu biết về vấn đề thảo luận (24%) - Không đồng tình với cách đặt vấn đề hoặc tổ chức thảo luận của GV (20%) và cuối cùng là kết quả thảo luận không có ích (17%). Khi được phỏng vấn trực tiếp, một số SV cũng đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này. Bạn nam học năm thứ III cho biết : "Tùy từng môn học và từng thầy cô có cách tổ chức thảo luận khác nhau. Nhưng thường thì cách đưa ra vấn đề thảo luận không được lôi cuốn SV lắm, nên nhiều khi một nhóm chỉ có vài người làm số còn lại ngồi chơi". Còn theo bạn nữ học năm thứ II thì : "Nếu giáo viên mà có cách gợi mở hay, cách nêu vấn đề lôi cuốn chắc chắn sẽ thu hút được đông sinh viên tham gia. Nhiều sinh viên không tham gia phương pháp mới vì lười và ngại nhưng cũng vì cả việc không đồng tình với cách đặt vấn đề thảo luận

Một phần của tài liệu Phản ứng của sinh viên trường Đại học ĐH KHXH&NV đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay (Trang 70 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w