Bảng 5: Đánh giá kết quả học viên năm 2006 Số
3.2.2. Tiếp tục đào tạo cán bộ quản lý HTX nông nghiệp.
Chất lượng đi từ giáo dục, đào tạo như là một chân lý trong thời đại ngày nay. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhóm nhân tố về đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng là nhân tố cơ bản, trực tiếp.
- Thực hiện tốt chiến lược về cán bộ, về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp, xác định số lượng các loại, tiêu chuẩn cần đạt được cho mỗi loại trong bộ máy quản lý Hợp tác xã. Lấy đó làm cơ sở cho việc tạo dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chấm dứt tình trạng đào tạo, bồi dưỡng tách rời với việc phân bổ sử dụng, cũng như việc tuyển dụng không qua đào tạo, bồi dưỡng hoặc đào tạo, bồi dưỡng mang tính chiếu lệ, hình thức làm giảm giá trị những văn bằng, gây khó khăn cho việc đánh giá, sử dụng cất nhắc cán bộ. Có chính sách rõ ràng trong việc
nghiệp tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn; trình độ quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường; trình độ ngoại ngữ, tin học; thường xuyên cập nhật thành tựu khoa học công nghệ về các lĩnh vực có liên quan theo hướng “ Giỏi một nghề và biết nhiều nghề ”. Nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành có phẩm chất chính trị vững vàng; có trình độ năng lực và tinh thông nghiệp vụ; chuyên nghiệp và hiện đại; đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của tình hình phát triển của tỉnh Hà Tây nói chung và của Hợp tác xã nông nghiệp nói riêng.
Nhà nước xây dựng qui chế khuyến khích, ưu đãi vật chất để thu hút lực lượng trẻ, tình nguyện có kiên thức, trình độ chuyên môn về địa bàn nông thôn công tác. Tập trung lựa chọn các lực lượng sinh viên vừa tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn như Hà Tây, Hà Nội về tuyển dụng.
- Đầu tư nâng cao và mở rộng quy mô, đa dạng hoá cá loại hình và ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng và các trường dạy nghề trong tỉnh, đảm bảo ngành nghề mà sản xuất trên địa bàn nông thông đang cần như trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, chế biến nông sản, thuỷ lợi… Phối hợp cá huyện thị xã và các trường chuyên nghiệp mở các lớp đào tạo tại địa phương để nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở thuộc ngành.
Chỉ đạo trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trong ngành tích cực phối hợp với hộ nông dân và các Sở, ngành có liên quan tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý cho lực lượng cán bộ HTX nông nghiệp. Các huyện thị xã và các trườn chuyên nghiệp phối hợp mở các lớp đào tạo cán bộ tại địa
động trẻ ở nông thôn và cán bộ Hợp tác xã có thể dễ dàng tham gia học tập. Nghiên cứu để ban hành chính sách về tuyển dụng cán bộ dự bị công chức có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật nông nghiệp.
- Đa dạng hoá các đối tượng đào tạo, từ những cán bộ lãnh đạo đến những sinh viên, người dân có khả năng lãnh đạo tại địa phương nhằm xây dựng một lớp cán bộ trẻ có thể sẵn sàng tiếp tục quản lý thay thế lớp cán bộ đến tuổi nghỉ hưu, làm trẻ hoá lực lượng lãnh đạo. Các đối tượng đa dạng lên hình thức đào tạo cũng phải phong phú cho phù hợp. Đào tạo bằng nhiều hình thức như mở lớp tại địa phương, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với sự gặp mặt của các chuyên gia, các giảng viên từ các trường đại học khối nông nghiệp, các tổ chức quần chúng và các tổ chức khuyến nông…