Lĩnh vực dệt may, giầy dép:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng sau khi Việt Nam gia nhập WTO đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Trang 51 - 54)

1. Tiến trình đàm phán.

3.7. Lĩnh vực dệt may, giầy dép:

Đến nay chúng ta đã phê duyệt 250 dự án với tổng số 2396 triệu USD vốn đăng ký (dệt: 87 dự án với 1649 triệu USD vốn đăng ký; may: 118 dự án với 281 triệu USD vốn đăng ký; giầy dép: 45 dự án với 466 triệu USD vốn đăng ký). Tổng vốn đã thực hiện là 1079 triệu USD, đạt 45% vốn đăng ký, là một tỷ lệ khá cao. Đầu t nớc ngoài trong các ngành này đã tạo ra việc làm cho hàng vạn ngời lao động, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, là một trong những ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD.

Chơng III. Một số kết luận và gợi ý về chính sách. I. Định hớng của đảng và nhà nớc về đầu t trực tiếp nớc ngoài vào Việt nam

Để thực hiện mục tiêu chiến lợc 10 năm phát triển kinh tế –xã hội(2001_2010) và kế hoạch 5 năm(2001_2005).Chính phủ Việt nam khẳng định quyết tâm tiếp tục xây dựng một môi trờng kinh doanh mang tính cạnh tranh cao, đủ sức hấp dẫn dòng vốn đầu t nớc ngoài gia tăng trở lại. Trong dự thảo chiến lợc trình Đại hội IX của Đảng đã nêu: ”Tiếp tục mở rộng môi trờng đầu t, tăng sức hấp dẫn với đầu t trực tiếp nớc ngoài, chú trọng các công ty đa quốc gia. Giảm mạnh, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về chính sách và pháp luật giữa đầu t trong nớc và đầu t nớc ngoài. Nâng cao hiệu quả quản lý và hỗ trợ của nhà nớc đối với các dự án đã cấp giấy phép và triển khai từng bớc vững chắc các hình thức đầu t gián tiếp ở nớc ta”(tr.51 bản dự thảo).

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt nam 19/04/2001 đã dẫn:”Đẩy mạnh thu hút vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài. Khuyến khích đầu t nớc ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất, công nghiệp chế biến các ngành công nghệ cao, vật liệu mới, điện tử, phát triển hạ tầng kinh tế _ xã hội và các ngành Việt nam có lợi thế gắn với công nghiệp hoá và tạo việc làm. Tập trung thu hút vốn FDI vào các khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp, tiếp tục nghiên cứu đề án xây dựng khu kinh tế mở để đa vào kế hoạch 5 năm...”(trích Định hớng phát triển kinh tế đối ngoại về thu hút vốn đầu t nớc ngoài tr.289).

“Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nớc ngoài và ngời Việt nam ở nớc ngoài đầu t vào Việt Nam, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm công nghệ cao. Từng bớc thống nhất khung luật pháp, chính sách và điều kiện kinh doanh áp dụng đối với doanh nghiệp trong nớc và doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài. Tạo khuân khổ pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động đầu t nớc ngoài để phát huy lợi thế so sánh của đất nớc”.(tr.321_ văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX).

II.Những giải pháp về chính sách nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức của Việt Nam sau khi gia nhập WTO tới thu hút FDI.

Trong công cuộc công nghiệp hoá _ hiện đại hoá đất nớc, vốn trong nớc chính là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định. Song với nền kinh tế đang phát triẻn còn nhiều lạc hậu nh Việt nam hiện nay, việc huy động vốn trong nớc là hết sức khó khăn. Do vậy, nguồn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài đóng một vai trò quan trọng trong tổng vốn đầu t phát triển đất nớc.

Nguồn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài vào Việt nam trong thời gian qua là khá lớn, chiếm tỷ lệ ngày càng cao so với vốn đầu t trong nớc. Tuy nhiên, tỷ lệ này mới chỉ đạt ở mức trung bình so với các nớc trong khu vực. Trong tơng lai, cần có chính sách, biện pháp thích hợp để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài vào Việt Nam.

Từ việc nghiên cứu đề tài:”Giải pháp thu hút FDI vào Việt nam “. Em mạnh dạn đa ra một số ý kiến vừa mang tính chủ quan và khách quan nhằm thúc đẩy hơn nữa việc thu hút nguồn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài vào Việt nam trong thời gian tới.

1.Hoàn thiện pháp luật đầu t

Sớm xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất và hoàn trỉnh, ban hành những luật còn thiếu, tạo môi trờng pháp lý đầy đủ cho các nhà hoạt động đầu t. Hơn mời năm qua, Luật đầu t cảu Việt nam đã đợc sửa đổi bổ sung 4 lần, Nhà nớc cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu t nớc ngoài, nhng hệ thống luật pháp đầu t vẫn thiếu đồng bộ, nhất quán thiếu tính rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau làm cho nhà đầu t ái ngại, vì vậy cần tiếp tục sửa đổi.

Trong lúc chờ đợi có Luật đầu t thống nhất trong và ngoài nớc thì cần hoàn thiện Luật đầu t nớc ngoài tại Việt nam theo hớng dẫn, thông thoáng rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao hơn so với các nớc trong khu vực ...Trong đó cần chú trọng :

Một là, đa dạng hoá các hình thức đầu t, cho phép thành lập công ty quản lý vốn, đẩy nhanh việc thí điểm việc cổ phần hoá doanh nghiệp đầu t nớc ngoài, thành lập mô hình kinh tế mở...là biện pháp nhằm thúc đẩy các dự án triển khai có hiệu quả.

Hai là, tiếp tục điều trỉnh một mức giá, phí các hàng hoá và dịch vụ để sau một thời gian, về cơ bản áp dụng một mặt bằng giá, phí thống nhất cho cả các doanh nghiệp trong nớc và cả các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài .

Ba là, tiến tới chấm dứt cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển sang thực hiện chế độ Nhà nớc cho thuê đất.

Bốn là, sớm có văn bản hớng dẫn cụ thể việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất...Nghiên cứu, tiến tới xây dựng một luật đầu t chung cho cả các nhà đầu t trong nớc nớc ngoài.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng sau khi Việt Nam gia nhập WTO đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w