II Số KH tăng trong
1 Nhà cửa vật kiến trúc 404246700 29507000 7248000 225
3.1.2. Những tồn tạ
Bên cạnh những thuận lợi trên công tác kế toán còn gặp một số tồn tại, khó khăn. Những hạn chế này không chỉ nằm trực tiếp trong tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, mà còn tồn tại cả trong tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
a. Tổ chức bộ máy của công ty
Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận kiểm tra kế toán riêng. Đồng thời Công ty chưa có quy chế khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng và chính thức dưới dạng văn bản, nhất là đối với bộ phận tài chính kế toán và bộ phận bảo quản, lưu trữ tài sản. Điều này có thể dẫn tới sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý tài sản hoặc lợi dụng kẽ hở để tư lợi.
Thứ nhất là do công ty sản xuất vật liệu xây dựng nên sản phẩm của công ty chỉ tiêu thụ theo vụ mùa, vì nó còn tuỳ thuộc vào từng vụ mùa xây dựng. Vì vậy việc khấu hao bình quân TSCĐ theo tháng trong năm là chưa hợp lý.
Thứ hai là công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán quản trị trong đó có kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm chưa được chú trọng. Hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất còn sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý chi phí. Kế toán và phân tích chi phí còn đơn giản chủ yếu là để đáp ứng yêu cầu tính giá thành thực tế mà chưa chú trọng đến yêu cầu kiểm tra, quản lý và kiểm soát chi phí.
Thứ ba, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành mới chỉ dừng lại ở kế toán theo giá thành thực tế. Các khoản mục chi phí phát sinh được tính toán theo chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra và tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí. Cuối kỳ căn cứ vào chi phí thực tế đã tập hợp để tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành. Giá thành thực tế các khoản mục chi phí sản xuất được phản ánh theo chi phí thực tế. Các khoản mục chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công...có thể xác định được ngay từ những chứng từ nội bộ, nhưng cũng có những khoản mục chi phí sản xuất chung phụ thuộc chứng từ đối tác bên ngoài Công ty như: hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước và điện thoại. Do đó những thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải đợi đến cuối kỳ kế toán mới có được. Các thông tin này chỉ thích hợp phục vụ Báo cáo kế toán tài chính, nhưng chưa kịp thời đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và việc ra quyết định của nhà quản lý.
Thứ tư, chứng từ kế toán liên quan đến chi phí và tính giá thành sản phẩm nói chung là khá phù hợp, rõ ràng và phản ánh đầy đủ các loại chi phí. Tuy nhiên còn một số cần khắc phục như việc tập hợp chi phí sản xuất công
ty lại tiến hành ghi chép từ các sổ chi tiết TK 621, 622, 627. Như vậy công việc sẽ mất rất nhiều thời gian và rườm rà liên quan đến nhiều sổ sách.
Việc tập hợp chi phí Công ty còn thiếu Bảng tập hợp chi phí nên bảng tính giá thành được lấy từ các sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627 như vậy là chưa hợp lý. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu trực tiếp công ty có nhiều loại mặt hàng và chủ yếu là các loại đá được gia công sau đó bán cho khách hàng nên chi phí về nguyên vật liệu phụ rất ít, nên kế toán khi xuất kho nguyên vật liệu phụ thường tính chung cho tất cả các sản phẩm nhưng lại không tiến hành phân bổ riêng cho các sản phẩm đó như vậy là kém chính xác.
Phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang: vào cuối tháng, kế toán không tiến hành tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang mà tính luôn giá thành sản phẩm kết chuyển trực tiếp sang TK 155 mặc dù hàng tháng vẫn có sản phẩm dở dang cuối tháng, đến cuối năm mới tập hợp chi phí của sản phẩm dở dang như vậy là chưa chính xác và giá thành sản phẩm sẽ không phản ánh đúng giá trị của nó.
Chính vì vậy cần phải hoàn thiện công tác kế toán nhằm quản trị tốt chi phí sản xuất, đảm bảo tính chính xác của số liệu kế toán, phục vụ kịp thời thông tin kinh tế trong quản trị doanh nghiệp để công tác kế toán thực sự trở thành một công cụ quản lý có hiệu quả.