Thực trạng phát triển của hải quan điện tử Việt Nam

Một phần của tài liệu Hải quan điện tử và khai báo hải quan điện tử qua Website ở Việt Nam (Trang 41 - 46)

1. Các kết quả đạt được năm 2007

Năm 2007 là năm thứ ba Tổng cục Hải quan triển khai thí điểm thủ tục Hải quan điện tử theo tinh thần Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử.

Sau khi hoàn thiện cơ sở pháp lý thông qua việc ban hành các văn bản, Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện phần mềm về tổ chức triển khai mở rộng thủ tục Hải quan điện tử về loại hình xuất khẩu/nhập khẩu tại 2 Cục Hải quan thí điểm là Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Hải Phòng.

Hiện tại, hệ thống thông quan điện tử hoạt động tương đối ổn định tại hai Chi cục Hải quan điện tử thí điểm. Trong thời gian triển khai thủ tục Hải quan điện tử, cán bộ, công chức trong toàn ngành đã nhận thức được thủ tục Hải quan điện tử là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của WTO, nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát triển chung và hoà nhập với Hải quan thế giới và khu vực. Trong quá trình thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử, về thông quan điện tử giai đoạn 1 (01/01/2007 đến 1/10/2007) đã có 214 doanh nghiệp tham gia thực hiện Hải quan điện tử với 26.087 tờ khai xuất nhập khẩu. Tổng số thuế đạt trên 2.272 tỷ VNĐ; Tổng kim ngạch XNK đạt trên 2,4 tỷ USD. Giai đoạn 2 (1/10/2007 đến 31/12/2007) đã có 287 doanh nghiệp tham gia thực hiện Hải quan điện tử với 10.048 tờ khai xuất nhập khẩu điện tử thuộc loại hình kinh doanh và nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được tiếp nhận và xử lý với tổng kim ngạch XNK trên 1 tỷ USD và số tiền thuế đạt trên 989 tỷ VNĐ.

Việc trển khai thí điểm trong thời gian qua cho thấy doanh nghiệp đã chủ động khai báo điện tử, giảm tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cơ quan Hải quan, giảm phiền hà, tiêu cực. Bên cạnh đó đã nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Trong quá trình triển khai, ngành Hải quan đã tiến hành nâng cấp hệ thống ứng dụng và triển khai tại Chi cục Hải quan điện tử TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ đối với loại hình xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán và nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.

Cùng với việc triển khai mở rộng thủ tục Hải quan điện tử giai đoạn 2, ngành Hải quan cũng đẩy mạnh việc triển khai Hải quan từ xa tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố lớn như Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu…chủ yếu đối với hàng kinh doanh, hàng gia công, hàng nhập sản xuất xuất khẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện thủ tục Hải quan điện tử trong thời gian qua cũng không thể tránh những khỏi khó khăn và vướng mắc, cụ thể như: công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo thực hiện thủ tục Hải quan điện tử chưa được tính toán kỹ lưỡng, khoa học; một phần chưa tiên lượng hết được khối lượng công việc triển khai, năng lực chuyên môn của cơ quan được ký kết xây dựng phần mềm cũng hạn chế về thời gian đã ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ xây dựng phần mềm; việc trang bị bổ sung máy móc thiết bị cho các Chi cục thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử đòi hỏi phải tiến hành theo trình tự mua sắm, đấu thầu nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện; bên cạnh đó, thủ tục Hải quan điện tử còn liên quan đến tốc độ đường truyền, C-VAN… mà trong thời gian ngắn khó có thể thực hiện tốt.

Nhìn chung quá trình thí điểm thủ tục Hải quan điện tử đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ Hải quan theo hướng phù hợp với Hải quan hiện đại, được dư luận xã hội, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, bước đầu tạo động lực cho triển khai thủ tục Hải quan điện tử

2. Khó khăn gặp phải

Theo nhận định từ Chi cục Hải quan Điện tử TPHCM, những kết quả đạt được như ở trên khá khả quan, nhưng cũng chỉ là bước đầu. Hiện thông quan điện tử vẫn còn nhiều khâu phải xử lý thủ công, cụ thể: khi doanh nghiệp có đơn đề nghị sao trích nội dung giấy phép thì Chi cục Hải quan Điện tử cấp phiếu theo dõi trừ lùi giấy phép và trả lại doanh nghiệp.

Trên thực tế, các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan khi nộp giấy phép để trừ lùi số lượng đều không đồng ý để Chi cục Hải quan Điện tử lưu giữ giấy phép cho nên việc theo dõi giấy phép trừ lùi hiện nay, Chi cục Hải quan Điện tử thực hiện như khi làm thủ tục hải quan thủ công.

Hiện tại, chưa có quy định về xác định giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan, thu thập xử lý thông tin, quản lý rủi ro và kiểm soát hải quan áp dụng cho thủ tục hải quan điện tử, toàn bộ đang thực hiện theo quy trình thủ công, không phù hợp đối với thủ tục hải quan điện tử. Việc phải xử lý thủ công càng cụ thể hơn theo như quy định tại quyết định 50/2005/QĐ-BTC: Doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trong việc tính thuế, khi doanh nghiệp khai điện tử thì thông qua hệ thống cơ quan hải quan kiểm tra việc tính thuế.

Chi cục Hải quan Điện tử phải sử dụng chương trình tính thuế tự xây dựng riêng để kiểm tra việc tính thuế. Bên cạnh đó, phần lớn các chính sách mặt hàng của các bộ ngành biểu thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được mã hóa; biểu thuế xuất nhập khẩu, biểu thuế ưu đãi theo từng khối nước, từng nước không được tập hợp đầy đủ nên việc phân luồng hoàn toàn thực hiện bằng thủ công.

Các chương trình phần mềm chưa hoàn thiện

Đầu tiên là vấn đề chỉnh sửa tờ khai của doanh nghiệp. Do chương trình chưa thiết kế các nội dung khai báo lý do đề nghị chỉnh sửa tờ khai của doanh nghiệp, thông báo tự động trạng thái tờ khai đề nghị chỉnh sửa của doanh nghiệp và trình tự các bước thủ tục chỉnh sửa tờ khai thiết kế trên chương trình chưa hợp lý, cho nên những trường hợp tờ khai có chỉnh sửa thường được xử lý chậm. Do đó cơ quan hải quan phải thường xuyên kiểm tra danh mục tờ khai yêu cầu sửa của doanh nghiệp và phải liên lạc với doanh nghiệp qua điện thoại để biết các nội dung cần chỉnh sửa mới có thể chấp nhận.

Chương trình phần mềm cũng bộc lộ tính thiếu hoàn thiện qua việc theo dõi, trừ lùi giấy phép được thực hiện như thủ tục hải quan thủ công vì chương trình chưa thực hiện được do giấy phép có rất nhiều loại và chưa được chuẩn hóa. Ví dụ: giấy phép có 2 dòng hàng trùng mã số, hệ thống không biết dòng hàng nào để xử lý; hạn ngạch cấp theo trị giá thì hệ thống không biết trừ trên trị giá khai báo hay trị giá tính thuế và trừ lùi tại thời điểm nào; nếu doanh nghiệp khai báo khác đơn vị tính trên giấy phép thì hệ thống cũng không thể xử lý.

Tiếp đó, mẫu tờ khai hải quan điện tử HQ/2005-TKĐT được qui định chung cho tờ khai nhập khẩu và tờ khai xuất khẩu. Đối với tờ khai xuất khẩu thì việc xác định nước nhập

khẩu hàng là rất quan trọng trong việc cấp C/O (giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa). Tuy nhiên mẫu tờ khai hiện nay không có tiêu chí nước nhập khẩu mà chỉ có tiêu chí nước xuất khẩu cho nên doanh nghiệp khó khăn trong việc cấp C/O và thanh toán…

Trước thực tế trên, ông Đỗ Đình Thực, Phó cục trưởng Cục Hải quan TPHCM cho rằng, nhanh chóng hoàn thiện và nâng cấp chương trình hiện tại, chỉnh sửa các lỗi, bổ sung các chức năng còn thiếu như đã nêu ở trên là việc cần làm ngay. Thiết lập hệ thống dự phòng, đảm bảo an toàn cho việc thông quan điện tử trước mắt, đặc biệt cho giai đoạn mở rộng sắp tới và nghiên cứu mô hình thông quan điện tử thích hợp theo lộ trình phù hợp, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Điện tử hiện tại cũng là việc không thể chậm trễ. Có như vậy kế hoạch triển khai mở rộng thông quan điện tử với dự kiến khoảng 60-70 doanh nghiệp trong năm 2005 và tiến hành thông quan điện tử tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung mới có khả năng thực hiện… Hải quan điện tử hiện nay chưa tạo được sự hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Lý do thì có nhiều nhưng trước tiên phải nói tới hệ thống phần mềm. Phần mềm thông quan điện tử hiện nay vẫn còn một số hạn chế, ví dụ như chương trình quản lý rủi ro trước đây không có, nay để phục vụ cho việc triển khai Luật Hải quan sửa đổi phần mềm này mới được xây dựng và đưa vào hệ thống thông quan điện tử, hay như danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu chịu sự quản lý của Nhà nước (hàng cấm xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu có điều kiện) phải được mã hoá để tránh theo dõi quản lý thủ công mà điều này liên quan đến các bộ, ngành có liên quan.

Lý do thứ hai phải kể đến đó là việc thí điểm thông quan điện tử bước đầu mới chỉ dừng ở việc thông quan cho loại hình hàng hoá xuất nhập khẩu kinh doanh trong khi nhiều doanh nghiệp có hoạt động đa dạng, ngoài loại hình nhập xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn có thêm nhiều loại hình xuất nhập khẩu khác như loại hình hàng gia công xuất nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất... nên doanh nghiệp không thể khai điện tử loại hình kinh doanh ở Chi cục Hải quan điện tử và khai ở Chi cục khác những loại hình còn lại. Điều đó sẽ gây mất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Một điểm quan trọng không kém đó là từ khi triển khai thực hiện Luật Hải quan và Luật Thuế xuất nhập khẩu sửa đổi đã tạo điều kiện thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong khi làm thủ tục vì vậy nhiều doanh nghiệp đã vẫn chọn cách khai hải quan truyền thống.

Qua thời gian thí điểm, nhiều động tác của TTHQĐT phải xử lý thủ công, nguyên nhân là do chưa hoàn thành việc chuẩn hóa, mã hóa các thông tin về chính sách mặt hàng, cơ sở dữ liệu thông tin chưa phong phú, đa dạng... Việc triển khai thí điểm chỉ mới áp dụng cho loại hình kinh doanh XNK với số lượng DN tham gia và địa bàn áp dụng còn hạn chế (chỉ áp dụng cho các DN chấp hành tốt pháp luật tại Cục Hải quan Hải Phòng và TP HCM). Mặt khác, công tác phối hợp giữa ngành Hải quan và các bộ ngành chưa tốt, đặc biệt là việc ban hành mã số đối với danh mục hàng hóa XNK phải quản lý còn chậm... Một số DN chưa thực sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ cho nhân viên về CNTT dẫn tới việc thực hiện còn có sai sót.

Một phần của tài liệu Hải quan điện tử và khai báo hải quan điện tử qua Website ở Việt Nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w