Áp dụng tin học trong kế toán cho vay:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kế toán cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 56)

Nghị quyết số 07 của BCH TW (khoá VIII) đã xác định" Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biết sức lao động cùng với công nghệ, phơng tiện và phơng pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ tạo ra năng suất lao động cao".

Để thực hiện thành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Đảng và Nhà nớc đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công việc hiện đại hoá công nghệ trong hệ thống Ngân hàng và đợc khởi đầu từ cuối năm 1991. Hiện đại hoá Ngân hàng đợc tập trung vào mũi nhọn đột phá cải tiến đồng loạt hoạt động thanh toán qua hệ thống Ngân hàng, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học trong hoạt động Ngân hàng đã sớm thu đợc kết quả tốt; đảm bảo thanh toán an toàn, nhanh chóng, chính xác và thuận tiện; phục vụ tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng.

Thông qua hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng đã làm giảm bớt những công việc thủ công nhất là trong lĩnh vực kế toán. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng không những góp phần giảm nhẹ công việc cho từng nhân viên Ngân hàng mà còn đảm bảo các nghiệp vụ đợc thực hiện một cách chính xác, kịp thời. Kết quả này đ- ợc khẳng định phần nào trong các hoạt động thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ hiện nay đang đợc các Ngân hàng áp dụng rộng rãi. Mặc dù vậy tin học ứng dụng trong các nghiệp vụ kế toán hiện nay tại Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ còn cha hoàn hảo nhất là đối với kế toán cho vay, thu nợ và điều này cũng gây ra một số trở ngại cho khách hàng trong việc xin gia hạn nợ các món vay.

Nh đã phân tích ở chơng 2, việc máy tính chuyển nợ quá hạn ngay ngày hôm sau đối với những món đến hạn mà khách hàng cha kịp trả hoặc cha kịp xin gia hạn nợ. Điều đó gây không ít khó khăn cho khách hàng nhất là những khách hàng có lý do chính đáng.

Từ những tồn tại đã rút ra trên đây tôi xin nêu kiến nghị về áp dụng tin học trong vấn đề này nh sau:

Hàng tháng định ra một số ngày nhất định (có thể là 3 ngày ví dụ ngày 10, 20, 30 hàng tháng) kế toán cho vay in ra 2 bản (một bản gửi cán bộ tín dụng, một bản lu lại kế toán cho vay) danh sách các món nợ đến hạn trong vòng 10 ngày. Thực hiện công việc trên sẽ đem lại cho Ngân hàng nhiều mặt lợi.

Thứ nhất: Các món gần đến hạn sẽ đợc thông báo kịp thời cho khách hàng biết trớc trong thời gian cần thiết vì cán bộ tín dụng đợc thông báo từ trớc nên họ sẽ bố trí côngviệc sao cho có hiệu quả nhất.

Thứ hai: Thay vì phải tìm trang mục "nợ đến hạn" kế toán cho vay chỉ việc lấy thông tin qua bản danh sách đó thì có thể biết ngay tất cả những thông tin về hạn trả nợ, mức trả nợ của từng món vay của mỗi khách hàng trong những ngày tới.

Và cuối cùng việc áp dụng chơng trình này vào nghiệp vụ kế toán cho vay còn thuận tiện cho việc kiểm tra trong bất cứ thời gian nào khi thấy cần thiết (ví dụ từ ngày 20/10/2000 đến ngày 30/10/2000 có bao nhiêu món sắp đến hạn trả nợ, số tiền là bao nhiêu chúng ta có thể hoàn toàn biết ngay đợc) từ đó làm cơ sở cho lãnh đạo Ngân hàng lập kế hoạch về hoạt động sử dụng vốn trong thời gian sắp tới,

hơn nữa việc thông báo cho khách hàng biết số tiền sắp phải trả và ngày trả cho Ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng chuẩn bị trớc đồng thời sớm loại bỏ ý định khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác.

Việc áp dụng những ứng dụng tin học trên đây sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tiện lợi rất nhiều, một mặt nó thắt chặt thêm mối quan hệ nhịp nhàng trong việc theo dõi hạn nợ của cán bộ tín dụng và kế toán cho vay sẽ đ- ợc thực hiện khoa học và chính xác hơn một mặt nó giúp Ngân hàng có những biện pháp kịp thời đối với những khoản nợ có hiện tợng khó đòi.

Đây là giải pháp cụ thể Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ có thể đa vào áp dụng ngay đợc không đòi hỏi công nghệ quá hiện đại mà hiệu qủa tín dụng đợc nâng cao.

Kết luận

Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, sản phẩm của ngân hàng phát triển đa dạng, phong phú (T vấn tài chính , chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối... ).

Trong hoạt động kinh doanh mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm. Các Ngân hàng thơng mại cũng hớng theo mục tiêu đó. Trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải chính xác và có hiệu quả, nh vậy ngân hàng mới tồn tại và phát triển. Hoạt động cho vay chiếm tới 80% tổng số các hoạt động ngân hàng, chính vì vậy mà công việc của kế toán cho vay rất nặng nề và phức tạp . Muốn hiệu quả của các hoạt động đầu t đợc nâng cao cần quan tâm hơn nữa tới công tác kế toán cho vay.

Quá trình học tập tại trờng và thời gian công tác, thực tập tại Ngân hàng Đầu t và Phát triển Phú Thọ tôi đã tiếp thu đợc những kiến thức lý luận cơ bản và những kinh nghiệm làm thực tế nhất định. Từ đó tôi cũng mạnh dạn đa ra một số ý kiến đóng góp. Những ý kiến nêu trong luận văn này là một trong những mặt nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Phú Thọ nói riêng cũng nh hệ thống Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nạm nói chung và nó cũng suất phát từ tình hình thực tế. Do vậy tôi hy vọng rằng những ý kiến đó một mặt phản ảnh kết quả học tập mặt khác cũng góp một phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu đề suất, cải tiến chế độ, tăng cờng công tác chỉ đạo, nhằm đa dạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, tạo đợc nhiều sức cạnh tranh trong cơ chế thi trờng có sự điều tiết của nhà nớc, đáp ứng đợc nhu cầu về vốn ngày càng tăng của xã hội và phát huy vai trò, vị trí là một Ngân hàng đứng đầu hoạt động trong lĩnh vực đầu t phát triển.

Cuối cùng một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo và toàn thể các đồng chí cán bộ Ngân hàng Đầu từ Phát triển Phú Thọ đã hớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận văn này.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kế toán cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 56)