Trọng tài viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam (Trang 62 - 64)

Pháp lệnh quy định bất kỳ ai, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 và được các bên chỉ định, điều cĩ thể là các trọng tài viên. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Nhà nước cho phép chọn các “quan Tịa tư” từ trong nhân dân, đại diện cho lẽ cơng bằng, cho trí tuệđể phán xét các tranh chấp trương mại mà khơng cần cĩ thủ tục Nhà nước kiểm ta, cấp thẻ trọng tài viên như trước đây. Đây cũng là một bước phát triển, cụ thể hố phương châm của Đảng và Nhà nước “ dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Và chính điều này đem lại hai cái lợi: thứ nhất, tạo điều kiện để doanh nghiệp được tự do lựa chọn những chuyên gia ưu tú nhất; thứ hai, giúp cho việc giải quyết tranh chấp được thực hiện một cách nhanh chĩng, phù hợp.

Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng thì vấn đề Trọng tài viên là một vướng mắc rất lớn:

-Thứ nhất, do trọng tài là một lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam, những nhà chuyên mơn, các luật gia cĩ thể rất tinh thơng về các lĩnh vực tranh chấp mà họ sẽ giải quyết nhưng chưa hẳn đã tinh thơng trong tố tụng trọng tài. Điều này dễ gây rủi ro cho các quyết định trọng tài vì nếu vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài, quyết định trọng tài sẽ bị hủy bởi Tịa án. Ngồi ra, trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay cùng với xu thế hội nhập thì trình độ, chuyên mơn của trọng tài viên nước ta cũng là một vấn đề cần quan tâm. Với ngày càng nhiều những nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, cùng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế thị trường mở cửa của Việt Nam, quan hệ kinh doanh của Việt Nam với các doanh nghiệp, cơng ty nước ngồi phát triển thì tranh chấp xảy ra với tính chất và quy mơ ngày càng nghiêm trọng, địi hỏi ở năng lực của trọng tài viên khơng những phải am hiều về lĩnh vực tranh chấp mà cịn phải nắm rõ các vấn đề tố tụng cũng như luật pháp áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp và địi hỏi ở trọng tài viên cần cĩ một trình độ ngoại ngữ nhất định. Vì vậy, một đội ngũ trọng tài viên cĩ chuyên mơn và năng lực là một điều kiện tối ưu cho Việt Nam hiện nay, tạo tiền đề cho trọng tài Việt Nam ngày càng phát triển và cĩ thể gia nhập vào đội ngũ trọng tài quốc tế.

-Thứ hai, tại Khoản 2 Điều 3 của pháp lệnh quy định khi giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải độc lập khách quan, vơ tư, phải căn cứ vào pháp luật và tơn trọng thỏa thuận của các bên. Đây chính là nghĩa vụ tuyệt đối của trọng tài

viên, bởi vì trọng tài viên khơng trung thực, khách quan thì quyết định của trọng tài cĩ thể khơng cĩ giá trị. Tuy nhiên, cũng khơng thể phủ nhận rằng đây là một quy định khá trừu tượng vì trong thực tế khi giải quyết tranh chấp, nếu các trọng tài viên vơ tư khách quan thì sẽ làm như vậy, cịn về nguyên tắc này cĩ đạt được hay khơng là cịn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết pháp luật của trọng tài viên. Khơng loại trừ khả năng các bên tranh chấp sẽ lợi dụng việc thiếu thơng tin về các mối quan hệ tài chính, gia định, xã hội giữa họ với các chuyên gia để chỉ cốđịnh những người này làm trọng tài viên cho họ. Nếu để tình trạng này phổ biến thì trọng tài, vốn là một phương thức giải quyết tranh chấp cơng bằng , sẽ dễ bị lạm dụng, gây thiệt hại cho bên trung thực. Chính vì thế, địi hỏi ở uy tín của trọng tài viên là tuyệt đối, vì đây chính là điều kiện tiên quyết trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Kiến ngh

Trọng tài viên cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình vì quyết định của trọng tài là chung thẩm, chính vì thế, trọng tài viên khơng thể mắc sai lầm, nếu khơng quyết định trọng tài cĩ thể bị Tịa án hủy. Hơn thế nữa, trọng tài viên phải giải quyết tranh chấp trong thẩm quyền của mình, khơng được vượt ra ngồi những vấn đề được yêu cầu giải quyết. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam nếu muốn hịa nhập vào pháp luật trọng tài quốc tế thì địi hỏi trọng tài viên của Việt Nam phải là những nhà chuyên gia giỏi nắm vững chuyên mơn, hiểu rõ và vận dụng pháp luật thật tốt. Ngồi ra, trọng tài viện cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ nhằm đáp ứng các địi hỏi của các vụ kiện cĩ sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nước ngồi.

- Chúng ta cần phải mở lớp đào tạo và xây dựng một đội ngũ trọng tài đáp ứng được yêu cầu của thị trường kinh tếđa dạng và nhu cầu hội nhập hiện nay. Sự đĩng gĩp của các trọng tài viên cĩ năng lực, đa dạng về chuyên mơn và đơng đủ về số lượng sẽ là một trong những nhân tố làm tăng thêm sức hấp dẫn của trọng tài thương mại.

- Khi giải quyết tranh chấp yêu cầu về cơng khai và tính minh bạch của trọng tài là triệt để. Bởi lẽ vấn đề này vốn rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường, lại cần thiết hơn cho việc giám sát trọng tài viên nĩi riêng và cho Pháp lệnh trọng tài nĩi chung. Vấn đề này địi hỏi Nhà nước phải thực hiện tốt cơng tác quản lý của mình một cách thống nhất và chặt chẽ.

- Địi hỏi Tịa án thực hiện tốt cơng tác hỗ trợ và giám sát hoạt động trọng tài với mục đích thúc đẩy phương thức này ngày càng phát triển hơn. Và yêu cầu

đặt ra cũng địi hỏi ở năng lực của những Thẩm phán, họ cần phải nhận thức được rằng mối quan hệ giữa trọng tài và Tịa án là cần thiết và quan trọng, Thẩm phán phải nhận trách nhiệm quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ này trở nên hiệu quả, tạo sự yên tâm cho các doanh nghiệp khi lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)