Những tồn tại:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP may Thăng Long (Trang 105 - 108)

Về tổ chức bộ máy kế toán:

Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới là sẽ phát triển theo mô hình tập đoàn, khi đó quy mô hoạt động của công ty sẽ rất lớn vì vậy mô hình kế toán tập trung sẽ không còn phù hợp, không đáp ứng được khối lượng công việc kế toán.

Về hình thức ghi sổ kế toán:

Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán của Công ty Điện lực Hà Nội, với hình thức ghi sổ là Nhật ký chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán tương đối phức tạp, gây ra những khó khăn, phức tạp trong việc áp dụng kế toán máy.

Về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, trong khi kế toán đã tổ chức theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo xí nghiệp, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như vậy làm giảm khả năng quản lý chi phí theo nơi phát sinh chi phí.

Đối với khoản mục CP NVL trực tiếp: Công ty tiến hành tập hợp CP NVL cho toàn bộ quy trình công nghệ và chi tiết theo xí nghiệp như vậy khi đến kỳ tính giá thành có đơn đặt hàng chưa hoàn thành khiến cho kế toán gặp khó khăn trong việc xác định CP NVL TT cho các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Ngoài ra công ty không sử dụng “Bảng phân bổ NVL” nên rất dễ làm người sử dụng thông tin gặp khó khăn trong việc theo dõi tình hình sử dụng NVL ở công ty.

Do đặc điểm của ngành dệt may, trong quá trình sản xuất sẽ có các đầu tấm đoạn nối hay vải thừa, vải vụn. Đặc biệt trong loại hình sản xuất gia công, định mức tiêu hao NVL thực tế thường thấp hơn so với định mức ghi trong hợp đồng, phần chênh lệch này được theo dõi trên “Báo cáo tiết kiệm NVL” nhưng lại không được tính làm giảm chi phí sản xuất. Điều này làm cho giá thành sản phẩm phản ánh không chính xác chi phí sản xuất tiêu hao. Bên cạnh đó, phế liệu thu hồi khi bán thanh lý công ty lại hạch toán là một khoản doanh thu, điều này đã phản ánh sai lệch tính chất của khoản thu.

Đối với khoản mục CP NCTT: công ty cũng tập hợp chi phí phát sinh theo xí nghiệp, nhưng thực tế đến kỳ tính giá thành có nhiều đơn đặt hàng chưa hoàn thành nên việc tập hợp CP NCTT theo xí nghiệp sẽ làm cho việc tính giá thành sản phẩm không chính xác.

Đối với khoản mục CP SXC: công ty tiến hành tập hợp CP SXC trên phạm vi toàn công ty sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng xí nghiệp cà từng mã hàng theo tiêu thức là sản lượng quy đổi của các mã hàng, chứ không tập hợp theo từng xí nghiệp, điều này dẫn đến công ty không thể theo dõi được tình hình sử dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất ở từng phân xưởng, đặc biệt trong điều kiện công ty hiện nay còn có các xí nghiệp ở các tỉnh thành khác. Như vậy cách theo dõi khoản mục chi phí sản xuất chung như hiện nay là không hợp lý vì nó sẽ không phản ánh được chính xác CPSXC thực tế phát sinh ở các xí nghiệp, việc phân bổ chi phí cho từng xí nghiệp không cho kết quả chính xác sẽ làm sai lệch tổng chi phí phát sinh ở các xí nghiệp, đồng thời không khuyến khích nhân viên ở xí nghiệp sử dụng tiết kiệm CPSXC để nhằm thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất của công ty.

Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của công ty là đánh giá theo NVL chính, phương pháp này được áp dụng trong điều kiện khoản mục chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX (thường từ khoảng 70% - 90% tổng chi phí sản xuất). Nhưng do đặc điểm của công ty loại hình sản xuất gia công là chủ yếu, đối với loại hình sản xuất gia công thì toàn bộ NVL là do khách hàng cung cấp, công ty chỉ phải chịu chi phí vận chuyển NVL nên tỷ trọng chi phí NVL trong tổng CPSX không lớn. Áp dụng đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này là không thích hợp và còn phản ánh sai lệch giá trị sản phẩm dở dang, dẫn đến việc tính giá thành không chính xác. Hơn nữa đối với loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng thì việc tính giá thành sản phẩm chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành, đối với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phi sản xuất đã tập hợp cho đơn đặt hàng đó đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau, do đo việc đánh giá sản phẩm dở dang là không cần thiết nó vừa làm tăng khối

lượng công việc lại vừa phản ánh không chính xác giá trị sản phẩm dở dang trong khi đó đây lại là loại hình sản xuất chủ yếu của công ty.

Về kỳ tính giá thành ở công ty là theo quý nên thông tin về chi phí và giá thành không nhanh nhạy và đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của quản lý và không theo kịp sự biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP may Thăng Long (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w