II. CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN
5.2. Phương thức thực hiện
Việc lựa chọn phương pháp thi công phải đảm bảo khi tiến hành thi công phù hợp với điều kiện thực hiện của công ty cũng như điều kiện tại công trưòng thi công, và điều quan trọng nhất là phải đảm bảo khi tiến hành thi công se
mang lại chi phí thấp nhất so với các phương án khác. Vì vậy phải xác định được đúng các nhân tố ảnh hưởng tới tiến độ thi công như: thời tiết,nhân công, máy móc, vật tư...
- Trong thiết kế thi công phải đảm bảo tăng cường cơ giới hoá đồng bộ công rác thi công xây lắp. Điều này đảm bảo rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao chất lượng công trình.
- Trong thiết kế tổ chức thi công phải tạo điều kiện công xưởng hoá sản xuất thi công xây dựng công trình, tức chia những công việc gần giống nhau về cấu tạo sản phẩm và phương pháp sản xuất vào từng nhóm để tạo điều kiện cho chuyên môn hoá sản phẩm.
- Tổ chức thi công phải tạo được điều kiện thi công liên tục trong quá trình sản xuất thi công, ví dụ áp dụng công tác thi công dây chuyền cho những công trình, hạng mục công trình có liên quan theo thứ tự các bước công việc nào có thể tiến hành song song thì bố trí mặt bằng phù hợp tạo điều kiện cho thi công.
Ngoài ra, trong khi thi công các công việc nên thực hiện theo trình tự sau: - Làm phần ngầm trước phần nổi sau, phần sâu trước phần nông sau, phần chính trước phấn phụ sau. Công việc có tính chất tuần tự phải pàm dứt điểm trước, công việc có tính chất song song phải bố trí mặt bằng hợp lý, cung ứng vật liệu máy móc đầy đủ tránh chồng chéo.
- Việc thi công các công trình còn lại không ảnh hưởng đến việc sử dụng sản xuất của các công trình đã hoàn thành.
Ví dụ : Dự án N105NPS Đây là dự án có mức đầu tư lớn và triển khai trong một thời gian dài, năm 2005, Dưới sự chỉ đạo của cấp trên, Công ty đã tiến hành làm các thủ tục xin nâng tầng cho Dự án Nhà ở Chung cư N105 N.P.S từ 15 lên 17 tầng. Vì phải làm quá nhiều thủ tục mới xin được giấy phép nên đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ và không hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. công trình trị giá 500 tỷ thực hiện trong 5 năm, trung bình mỗi năm chi phí là 100 tỷ.
Bảng 23: Bảng biến động giá cả nguyên vật liệu
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm2005 Chênh lệch
Xi măng Hà Tiên đồng/bao 75.000 105.000 35.000
Thép cuộn đồng/kg 4.500 9.500 5.000
Trong khi đó chung bình mỗi công ty sử dụng khoản 3000 tấn xi măng nên chi phí tăng thêm do biến động về giá cả là:
số bao sử dụng trung bình một năm là :3.000.000/50 = 60.000 bao
số tiền chi phí xi măng tăng thêm là : 60.000 x 35.000 = 2.100.000.000đ Như vậy riêng việc tăng giá xi măng đã làm cho chi phí của công trình tăng lên 2.100.000.000đ, từ đó làm cho giá thành công trình cũng tăng lên một cách đáng kể.