Bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam kể từ khi có luật ngân sách nhà nước cho đến nay

Một phần của tài liệu 232294 (Trang 45 - 46)

- Vay nợ: Nhà nước tiến hành vay nợ theo hai cách để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, bao gồm:

38 Xem: Lê Quốc Lý, “Bội chi NSNN trong mối quan hệ với lạm phát ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tài Chính số 10/2008, Trang

3.1.2.2.4 Bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam kể từ khi có luật ngân sách nhà nước cho đến nay

nước cho đến nay

Trong những năm qua, nước ta đã kiểm được mức bội chi NSNN ở giới hạn cho phép (không quá 5% GDP/năm) và nguồn vay chủ yếu chi cho đầu tư phát triển, đây là một thành công đáng ghi nhận trong vấn đề kiểm soát bội chi NSNN ở nước ta. Giai đoạn từ năm 1997-2000, tình hình thu chi NSNN đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu không những đủ chi cho thường xuyên mà còn dành một phần cho đầu tư phát triển. Vì vậy,

40 Xem: Dương Thị Bình Minh và Bùi Thị Mai Hoài, “Cân đối ngân sách nhà nước nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn”, Tạp chí tài chính tháng 10/2006, Trang 36. thực tiễn”, Tạp chí tài chính tháng 10/2006, Trang 36.

thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, NSNN phải chi nhiều thu ít dẫn đến bội chi NSNN trong giai đoạn này thay đổi liên tục, tỉ lệ bội chi NSNN ở mức từ 3,0% GDP năm 1996 lên đến 4,95% GDP năm 2000 (năm 1996 là 3,0%, năm 1997 là 4,05%, năm 1998 là 2,49%, năm 1999 là 4,37% năm 2000 là 4,95%). Đến giai đoạn từ năm 2001- 2007, bội chi NSNN được duy tì ở mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP (bao gồm cả tiền trả nợ gốc và không bao gồm các khoản chi ngoài dự toán41. Còn theo lãnh đạo kiểm toán Nhà nước cho biết, mức bội chi NSNN năm 2008 là 62.200 tỷ đồng bằng 4,95% GDP. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại để thực hiện cân đối NSNN, vì mức bội chi hàng năm không có chiều hướng giảm xuống và theo dự kiến bội chi NSNN năm 2009 có thể là 83.300 tỷ đồng tăng 31,8% năm 200842.

Với kết quả bội chi NSNN như trên, ta thấy chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì và đảm bảo bội chi NSNN ở mức chấp nhận được thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Trong xử lý bội chi NSNN, các nguyên tắc cân đối NSNN được tuân thủ nghiêm chỉnh, các biện pháp bù đắp bội chi theo quy định của luật được vân dụng một cách hiệu quả, Nhà nước đã chấm dứt hoàn toàn việc phát hành tiền trực tiếp để tài trợ bội chi NSNN, thay vào đó là tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ và tận dụng nguồn vốn vay nước ngoài dưới hình thức ODA nhằm đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để cân đối NSNN. Theo cách tính bội chi NSNN của Việt Nam, hàng năm mức bội chi ngân sách được công bố không vượt quá 5% GDP. Nhưng có những khoản chi như: chi cho công trình giao thông, thủy lợi và kiên cố hóa trường học thông qua trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục lại để ngoài cân đối NSNN, vì vậy thực tế con số bội chi NSNN này lớn hơn 5%. Nếu xác định bội chi theo thông lệ quốc tế thì kể cả những khoản chi để ngoài ngân sách, bội chi NSNN Việt Nam bình quân giai đoạn 1997- 2007 đã vượt con số 5%. Qua đó, tính minh bạch trong cân đối NSNN chưa vân dụng triệt để khi xác định tỷ lệ bội chi NSNN. Bên cạnh đó, vấn đề bội chi NSNN trong thời gian cũng tồn đọng một số vấn đề mà chính phủ ta cần phải xem xét, cân nhắc để có những giải pháp tốt hơn khi xử lý bội chi NSNN trong những năm sắp tới như: số tiền vay đăc biệt là vay nước ngoài cho đầu tư phát triển chưa được quản lý chặt chẽ, chưa chú trọng đến mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên tạo áp lực bội chi ngân sách nhà nước (nhất là ngân sách địa phương), NSĐP vẫn có bội chi những mức bội chi này lại không được tính vào bội chi NSNN…

Một phần của tài liệu 232294 (Trang 45 - 46)