- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Hưng Yên - Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Sơn La - Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Vĩnh Phúc - Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Hà Tây - Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Thái Nguyên
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn măng Bút Sơn
Công ty CP Xi măng Bút Sơn được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ của Công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp thích hợp để thực hiện các mục tiêu của Công ty.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Sản xuất, kinh doanh xi măng và các loại sản phẩm từ xi măng - Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Công ty có thể tiến hành những hình thức kinh doanh khác được pháp luật cho phép mà HĐQT thấy có lợi nhất cho Công ty.
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty CP Xi măng Bút Sơn có hệ thống công nghệ hiện đại, dây truyền sản xuất xi măng lò quay, phương pháp khô được điều khiển hoàn toàn tự động từ phòng điều khiển trung tâm qua hệ thống máy vi tính của hãng SIEMENS. Các quy trình công nghệ được theo dõi và điều chỉnh chính xác đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định.
Đá vôi Đá sét Phụ gia Xi sắt Máy đập Máy cán Máy đập
Kho đồng nhất sơ bộ Két chứa Định lượng
Kho đồng nhất sơ bộ Két chứa Định lượng
Két chứa
Két chứa
Định lượng
Định lượng
Thạch cao Thiết bị làm lạnh Clinker Máy đập Clinker
Máy nghiền
Silô chứa xi măng
Xuất xi măng rời
Silô chứa, ủ Clinker
Máy đóng bao
Xuất xi măng bao Lò nung
Máy nghiền, sấy
Thiết bị đồng
Than Dầu
Nghiền, sấy than Hâm, sấy dầu
Máy đập Phụ gia
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
* Công đoạn đập, vận chuyển và chứa nguyên liệu
Đá vôi, đá sét được khai thác từ mỏ và được vận chuyển đến máy đập, sau đó được đưa đến kho chứa và đồng nhất sơ bộ thành phần. Tại đống nguyên liệu silic, dòng nguyên liệu vào kho sẽ được định lượng bằng hệ thống cân băng tải. Các nguyên liệu khác như thạch cao, quặng sắt sẽ được chuyển đến nhà máy và vận chuyển về kho chứa bằng hệ thống băng tải.
* Công đoạn nghiền nguyên liệu
Sau khi đồng nhất sơ bộ, nguyên liệu có bốn cấu tử (đá vôi, đá sét, silic, quặng sắt) được chứa trong bốn két chứa riêng biệt. Các thành phần được cân định lượng và đưa vào máy nghiền liệu thô nhờ các cầu băng định lượng, các tạp chất kim loại được tách ra khỏi dòng liệu nhờ máy tách kim loại.
Bột liệu sau khi nghiền phần lớn được phân ly động lực đưa đến các cyclone lắng để thu hồi bột, phần còn lại được thu hồi qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện. Bột liệu sau đó được chứa trong silô và được tháo ra khỏi silô theo phương pháp QUADRANT.
* Công đoạn lò nung và máy làm nguội clinker
Sau khi qua buồng hoà trộn ở hệ thống tháp trao đổi nhiệt, vật liệu sẽ tập trung tại đáy các cyclone để cấp vào lò hoà trộn và vào lò nung.
Hệ thống máy làm nguội clinker được cung cấp cùng với đầy đủ các hệ thống phụ trợ nhằm đảm bảo năng suất clinker là 4000 tấn/ngày. Clinker sau khi làm nguội được vận chuyển vào các silô chứa bằng băng gần xiên kéo tải.
* Công đoạn nghiền than
Than khô sau khi đồng nhất sơ bộ được chứa riêng trong hai két cấp liệu. Than được nghiền trên máy nghiền than và được trang bị hệ thống phun nước
làm mát khí nóng. Hệ thống lò đốt được sử dụng khi bắt đầu chạy khởi động hoặc khi hàm lượng ẩm trong than vượt quá 12%.
Than mịn được chứa trong hai két than sức chứa 60 tấn/chiếc. Một két sử dụng cho buồng đốt phụ với than mịn từ cyclone.
* Công đoạn nghiền xi măng
Clinker, thạch cao và phụ gia được chuyển từ kho chứa vào ba két chứa. Trong quá trình vận hành bình thường, các phụ gia và clinker được nghiền sơ bộ trong máy nghiền đứng, riêng thạch cao nghiền được loại bỏ kim loại bằng thiết bị tách kim loại.
Máy nghiền xi măng kiểu nghiền bi có hai ngăn nghiền. Khí thải của máy nghiền bi được lọc bụi tĩnh điện để thu hồi lại xi măng, sản phẩm mịn được phân ly nhờ máy phân ly động lọc. Xi măng sau đó được tách khỏi dòng khí chủ yếu nhờ bốn cyclone lắng và được chuyển tới các silô chứa bằng hệ thống máng trượt, khí động, gầu năng.
* Bảo quản, đóng bao và vận chuyển xi măng
Nhà máy được trang bị bốn silô có tổng sức chứa 40.000 tấn được dùng để chứa và bảo quản xi măng. Xưởng đóng bao của nhà máy bao gồm bốn máy đóng bao, năng suất mỗi máy 100 tấn/giờ tương đương với 2000 bao loại 50kg. Xi măng sau khi được đóng bao được chuyển xuống xe ôtô qua 6 máng và 2 máng qua tàu hoả nhờ các hệ thống chất tải tự động. Ngoài ra còn 2 máng cân xuất xi măng rời bằng đường bộ năng suất 150 tấn/giờ và 1 máng cân xuất xi măng rời cho tàu hoả năng suất 150 tấn/giờ.
2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh
Công ty CP Xi măng Bút Sơn chịu sự chỉ đạo của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Tổng Công ty đã tổ chức, thành lập, phân địa bàn cho các đơn vị thành viên và các đơn vị thành viên này quản lý khu vực mà mình được phân công.
Địa bàn tiêu thụ của Công ty chủ yếu trên tỉnh Hà Nam ngoài ra còn một số địa bàn khác như Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định,... các khu vực khác bán đan xen cùng với các sản phẩm của các đơn vị thành viên khác trong Tổng Công ty và một số công ty liên doanh.
Mô hình kinh doanh của Công ty được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.3: Mô hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Các chi nhánh gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định với chức năng chính là tiêu thụ xi măng thông qua các đại lý và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
Các văn phòng đại diện ở Hưng Yên, Sơn la, Hà Tây, Vĩnh Phúc... có chức năng tìm hiểu và phát triển thị trường, hỗ trợ bán hàng cho Công ty.
Bán trực tiếp cho các công trình như công trình thuỷ điện Sơn La, cầu Thanh Trì, sân bay Nội Bài....
Các nhà phân phối chính: Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, công ty vật tư vận tải xi măng, công ty kinh doanh Đà Nẵng... kinh doanh xi măng theo phương thức mua đứt bán đoạn và kinh doanh trên các địa bàn đã được Công ty phân công.
Xi măng của Công ty được vận chuyển theo ba phương thức: đường sắt, đường bộ và đường sông nhưng chủ yếu là đường bộ.