Quy định về ký kết và thực hiện các loại hợp đồng.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý trong cơ cấu tổ chức và điều hành, quản lý Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí HT - STeel (Trang 57 - 61)

Trước đây, việc ký kết và thực hiện các loại hợp đồng được thực hiện theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, nhưng từ năm 2005, với sự sửa đổi bổ sung của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại 2005 thì pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã không còn hiệu lực. Theo đó các loại hợp đồng mà trước đây có tên gọi chung là hợp đồng kinh tế sẽ có tên gọi cụ thể hơn và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005.

Theo điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “ hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự được quy định tại điều 389 Bộ luật Dân sự 2005 cụ thể như sau:

- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Việc thực hiện các hợp đồng dân sự phải theo các nguyên tắc say đây:

- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;

- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi ích cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;

- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

( Điều 412 Bộ luật Dân sự 2005).

Bên cạnh đó Luật Thương mại 2005 có quy định cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Theo điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Riêng đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Luật thương mại 2005 cũng quy định như vậy về hình thức của hợp đồng cung ứng dịch vụ tại điều 74.

Riêng đối với công ty cổ phần, ngoài việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng tại Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại thì còn bị hạn chế ở một số hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. Đó là các hợp đồng, giao dịch được quy định tại điều 120 Luật doanh nghiệp 2005. Cụ thể:

- Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

+) Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

+) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

+) Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; hoặc doanh nghiệp mà những người có liên quan của những người trên cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ; và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị; niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.

- Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác trừ trường hợp quy định ở trên. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trong trường hợp này, cổ đông có liên quan không có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý.

- Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo các quy định

trên. Người đại diện theo pháp luật của công ty, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

Chương II

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý trong cơ cấu tổ chức và điều hành, quản lý Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí HT - STeel (Trang 57 - 61)